Bắc Mê: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sống cho người dân

Những năm qua, bên cạnh công tác hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế giảm nghèo, huyện Bắc Mê (Hà Giang) còn chú trọng nâng cao chất lượng sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Bắc Mê nằm cách thành Phố Hà Giang 56 km về phía Đông. Phía Bắc giáp huyện Yên Minh, phía Nam giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. 

Toàn huyện có 12 xã, thị trấn với 9.299 hộ, 46.879 nhân khẩu. Có 13 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó 37,86% là dân tộc Dao, 22,34% là dân tộc Tày, 22,21% là người Mông, còn lại là các dân tộc khác. 

Những năm qua, bên cạnh công tác hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế giảm nghèo, huyện Bắc Mê còn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sống của đồng bào dân tộc thiểu số.  

Vấn đề nước sạch đảm bảo vệ sinh cho người dân được huyện Bắc Mê đặc biệt quan tâm.

Xây dựng mô hình sinh kế

Huyện Bắc Mê có 77 mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại và mô hình sản xuất rau, quả tại các xã Phú Nam, Giáp Trung, Yên Phong, thị trấn Yên Phú; nuôi trồng thủy sản tại xã Thượng Tân; trồng nghệ tại xã Minh Ngọc, Minh Sơn, Yên Định, Phú Nam, Đường Hồng, Yên Cường; nuôi cá đặc hữu (bỗng, lăng chấm) của Hợp tác xã Trung Hiếu, xã Thượng Tân; trồng và sản xuất tinh dầu hồi tại một số thôn của xã Đường Âm, Đường Hồng, thị trấn Yên Phú; liên kết với nhân dân trồng, chế biến tinh bột nghệ của Hợp tác xã nông, lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn, xã Minh Ngọc…

Để phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới toàn thể người dân hiểu, nhận thức đúng, đủ, tầm quan trọng của việc phát huy hiệu quả mô hình kinh tế trong xã hội.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tạo động lực kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong trào phát triển kinh tế trong nhân dân. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc chế biến, bảo quản các sản phẩm nông - lâm - thủy sản để giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Đổi mới phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm cho người dân.

Điển hình như mô hình nuôi ba ba của anh Nguyễn Văn Bằng, thôn Bản Loan, xã Yên Định đã tạo ra động lực cho nhiều bà con địa phương. Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương phù hợp với nuôi ba ba nên anh Bằng đã đi một số địa phương khác để học tập kinh nghiệm nuôi. 

Năm 2018, anh mua 500 con giống ba ba gai từ tỉnh Yên Bái về nuôi thí điểm. Qua 3 năm, tỷ lệ sống đạt khoảng 60%, trọng lượng đạt từ 2 – 2,5 kg và xuất bán ra thị trường với mức giá trung bình khoảng 500 nghìn đồng/kg. Đến nay, anh đã xuất bán trên 100 kg.

Trong quá trình vừa nuôi vừa học kinh nghiệm, anh tự nhân giống được 500 trứng ba ba gai; tháng 3/2023, anh nuôi thêm 300 giống ba ba trơn. Do hợp khí hậu, nguồn nước nên ba ba phát triển tốt. Hiện gia đình anh Nguyễn Văn Bằng thoát khỏi danh sách hộ cận nghèo, trở thành hộ có kinh tế khá ở xã. 

Với mục tiêu phát triển số lượng, củng cố và nâng cao chất lượng của các mô hình kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống trong nhân dân, phát triển đa dạng các sản phẩm gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Bắc Mê chỉ đạo các ban, ngành chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân đổi mới các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương và thị trường tiêu thụ. Đồng thời có những cơ chế, chính sách linh hoạt hỗ trợ. Xây dựng các mô hình đảm bảo thân thiện với môi trường; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai. Liên kết ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; liên kết tiêu thụ sản phẩm; xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm.

Việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế ở Bắc Mê là định hướng đúng đắn tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thị trường tiêu dùng; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.

Nâng cao chất lượng sống

Quan tâm chăm lo, nâng cao chất lượng sống của người nghèo cũng như đồng bào dân tộc thiểu số được huyện Bắc Mê coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng. 

Các vấn đề văn hóa, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện quan tâm. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc; hoạt động thể dục, thể thao phát triển rộng khắp. 

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” làm thay đổi thói quen trong đời sống người dân. 

Huyện quan tâm, hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, thiết bị học tập, chính sách hỗ trợ tiền ăn, gạo, miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo; trợ cấp tiền ăn trưa cho học sinh mầm non; trợ cấp tiền ăn, tiền ở trọ cho học sinh bán trú… góp phần duy trì tỷ lệ huy động học sinh đến trường. Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện phong trào gia đình, dòng họ hiếu học.

Hệ thống trang thiết bị, cơ sở khám, chữa bệnh cho đồng bào được đầu tư. 100% trạm y tế có bác sỹ luân phiên trực, thăm khám cho bệnh nhân; 94,4% thôn, bản có nhân viên y tế.

Các hoạt động lễ, Tết truyền thống của đồng bào các dân tộc được quan tâm, tạo điều kiện. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa được chú trọng. Chị em phụ nữ tại các thôn bản thường xuyên được mời tham dự các chương trình văn nghệ, tập huấn về du lịch, về bình đẳng giới…

Đặc biệt, vấn đề nước sạch đảm bảo vệ sinh cho người dân được huyện Bắc Mê quan tâm. Trong đó, câu chuyện đưa nước sạch về thôn Thôm Khiêm, xã Giáp Trung là minh chứng cho sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Mê đối với vấn đề này. 

Công trình nước sạch tại thôn Thôm Khiêm được đầu tư xây dựng theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững của Chính phủ, với mức đầu tư trên 1,3 tỷ đồng, bao gồm hệ thống ống dẫn cỡ lớn hơn 1 km, cùng 5 bể lọc nước, hệ thống vòi chia đến cho từng hộ gia đình. Công trình được khởi công từ tháng 4 năm 2023, đến nay đã bàn giao đưa vào sử dụng. Trước đó tại khu vực này cũng được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống điện lưới Quốc gia.

Gia đình ông Đặng Văn Hiệu có 7 nhân khẩu, trước đây mỗi lần sử dụng nước là phải thay nhau đi lấy từ một khe nước trong vách núi đá cách nhà khoảng gần 1 km. Giờ đây, công trình nước sạch sinh hoạt đi vào hoạt động, gia đình chỉ đi lấy nước cách nhà hơn 50 mét, đảm bảo sạch sẽ, thuận tiện hơn.

Có thể thấy, từ khi hệ thống nước sạch sinh hoạt, điện... đến với từng thôn, bản, đời sống của bà con đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. 

Hồng Khanh và nhóm PV, BTV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.