8.693 hộ nghèo và 905 hộ cận nghèo xây mới nhà ở

Đến hết tháng 9/2023, 25/26 tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 12.877 hộ, đạt 39,7% kế hoạch năm 2023 và 14% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Hết tháng 9/2023, 25/26 tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 12.877 hộ

Sáng ngày 06/10/2023, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến với 26 địa phương nhằm đẩy mạnh việc triển khai thực hiện dự án 5 “Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết dự án 5 thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025; tuy nhiên mới đi vào thực hiện bắt đầu từ năm 2023. Đến nay bộ, ngành trung ương đã ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật để các địa phương có căn cứ thực hiện dự án 5. Mặc dù trung ương và các địa phương đã vào cuộc tích cực trong thời gian qua nhưng đến hết 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân dự án 5 của một số địa phương vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng nhiệm vụ cần phải thực hiện trong năm 2023 cũng như năm 2024, 2025 là rất nặng nề. Do đó mong muốn tại Hội nghị hôm nay sẽ được nghe các địa phương báo cáo tình hình, kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án 5 cũng như những kiến nghị, đề xuất và đặc biệt là các giải pháp, kế hoạch cụ thể tháo gỡ, giải quyết nhằm hoàn thành chỉ tiêu đã đặt ra trong năm 2023; từ đó làm tiền đề triển khai thực hiện hiệu quả dự án trong 02 năm còn lại của giai đoạn 2021 - 2025.

Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Bộ Xây dựng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 với tổng số vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện dự án 5 từ năm 2022 - 2025 là 4.000 tỷ đồng (nguồn vốn sự nghiệp); bố trí cho 126.780 hộ của các địa phương (năm 2022 hỗ trợ 15% số đối tượng, tương đương 600 tỷ đồng; năm 2023 hỗ trợ 25,5% số đối tượng, tương đương 1.020 tỷ đồng; năm 2024 hỗ trợ 35% số đối tượng, tương đương 1.400 tỷ đồng; năm 2025 hỗ trợ 24,5% số đối tượng,  tương đương 980 tỷ đồng).

Năm 2022, các tỉnh chưa được phân bổ vốn hỗ trợ 600 tỷ đồng, dự kiến bố trí số vốn này trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, 2025 phù hợp với khả năng thực hiện. Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao nguồn kinh phí hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc dự án 5 cho các địa phương là 1.020 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.

Tại các địa phương, đến nay 26 tỉnh đã hoàn thành việc lập Đề án với tổng số 91.453 hộ cần hỗ trợ, tương ứng với tổng số vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương khoảng 3.015 tỷ đồng. Đồng thời 11/26 tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng thực hiện khoảng 32,640 tỷ đồng.

Đến hết tháng 9/2023, 25/26 tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 12.877 hộ, đạt 39,7% kế hoạch năm 2023 và 14% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó có 8.693 hộ nghèo và 905 hộ cận nghèo xây mới nhà ở; 2.774 hộ nghèo và 505 hộ cận nghèo sửa chữa nhà ở. Đã giải ngân vốn cấp từ ngân sách trung ương gần 278 tỷ đồng, đạt 27,25% kế hoạch năm 2023.

Giải ngân vốn hỗ trợ từ cấp huyện đến cấp xã và đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn chậm

Trong quá trình thực hiện dự án 5 tại địa phương, công tác giải ngân vốn hỗ trợ từ cấp huyện đến cấp xã và đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn chậm. Nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án 5 chưa đủ cân đối để tiến hành xây dựng nhà theo đúng tiêu chuẩn 3 cứng. Một số hộ không tham gia thực hiện do điều kiện kinh tế khó khăn, không thể bổ sung thêm nguồn vốn để xây mới, sửa chữa nhà ở. Một số ít trường hợp có nhà ở bị vướng mắc về đất đai, quy hoạch.

Một số trường hợp hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ đề nghị thay đổi hình thức từ sửa chữa sang xây mới và ngược lại. Việc thống kê đối tượng được hưởng hỗ trợ tại một số địa phương còn chưa chặt chẽ dẫn tới kết quả rà soát và số liệu đăng ký ban đầu có sự thay đổi lớn. Việc lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương với nguồn vốn hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân theo hướng xã hội hóa tại các địa phương còn hạn chế…

Tham gia ý kiến tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo 15/26 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, An Giang, Cao Bằng) báo cáo, việc triển khai thực hiện dự án 5 tại địa phương còn gặp một số vướng mắc trong việc tách thửa đất các hộ gia đình, chuyển mục đích sử dụng đất; việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch còn khó khăn do nhận thức của người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa chưa cao; mức hỗ trợ xây dựng nhà ở giữa các chương trình còn có sự chênh lệch; kinh tế của nhiều hộ gia đình còn khó khăn nên vốn đối ứng để xây dựng nhà ở còn thấp;

Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương có sự biến động hằng năm, các hộ phát sinh mới có nhu cầu được hỗ trợ nhưng chưa có tên trong danh sách đăng ký ban đầu; một số hộ dân đã được hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở theo dự án 5 nhưng sau một thời gian bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai; giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng đến kinh phí chi cho việc xây dựng, sửa chữa nhà ở trong khi mức hỗ trợ thấp; vẫn còn chồng chéo trong một số quy hoạch ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn…

Các địa phương đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ trong trường hợp tách hộ gia đình; tham mưu, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét thống nhất mức hỗ trợ xây dựng nhà ở giữa các chương trình cũng như có chính sách riêng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện xây nhà; báo cáo Chính phủ tăng định mức hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; rà soát, bổ sung, điều chỉnh số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở vào dự án;

Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm một số đối tượng mới được hỗ trợ từ dự án; bố trí thêm kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương cho địa phương để đảm bảo hoàn thành việc triển khai thực hiện dự án vào năm 2025; cho phép địa phương trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở được sử dụng các vật liệu sẵn có, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm giảm chi phí xây dựng; xem xét điều chỉnh tiêu chí 3 cứng phù hợp với từng địa phương…

Rà soát lại đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện về nhà ở 

Ông Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định việc triển khai thực hiện tốt dự án 5 thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống của người dân tại các huyện nghèo của 26 tỉnh trên cả nước.

Từ nay đến cuối năm thời gian không còn nhiều nhưng nhiệm vụ đặt ra là rất lớn. Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 5 tốt hơn nữa, trong 3 tháng cuối năm 2023 và các năm 2024, 2025, Ở cấp trung ương, đồng chí Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ban, ngành tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ địa phương thực hiện dự án. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm báo cáo về nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt 02 chính sách (Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt và Chính sách hỗ trợ hộ nghèo khu vực nông thôn xây dựng nhà ở giai đoạn 2021 - 2025) để hộ nghèo có thể vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cùng lồng ghép, thực hiện Dự án 5. Trong giai đoạn 2024 - 2025: Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính lập kế hoạch phân bổ vốn năm 2024 kịp thời cho các địa phương triển khai thực hiện hỗ trợ trong năm tiếp theo.

Đối với UBND các tỉnh, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2023, cần tập trung rà soát lại Đề án đã phê duyệt để đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện về nhà ở để đảm bảo việc hỗ trợ đúng quy định. Chỉ đạo UBND cấp huyện, xã ưu tiên thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thứ tự ưu tiên theo quy định. Chỉ đạo UBND cấp huyện, xã xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành theo giai đoạn và xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để sớm giải ngân vốn hỗ trợ.

Cùng một cơ chế chính sách, cùng một khoảng thời gian thực hiện… có địa phương triển khai thực hiện rất tốt với tỷ lệ giải ngân cao nhưng cũng có địa phương tỷ lệ giải ngân còn rất thấp. Kết quả này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Hội nghị tổ chức ngày hôm nay giúp các địa phương nắm bắt và học tập những kinh nghiệm hay để thực hiện hiệu quả dự án trong thời gian tới. 

Theo ông Đoan, yêu cầu những việc thuộc thẩm quyền của địa phương thì địa phương chủ động thực hiện; những nội dung vượt quá thẩm quyền thì đề xuất trung ương giải quyết đảm bảo kịp thời.

Riêng Bộ Xây dựng sẽ rà soát, tổng hợp và hướng dẫn, trả lời các đề xuất, kiến nghị của tất cả 26 tỉnh trong thời gian sớm nhất ngay sau khi kết thúc Hội nghị này... Đối với các địa phương, đồng chí mong muốn địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các kế hoạch đã ban hành, đảm bảo thực hiện giải ngân hết nguồn vốn ngân sách trung ương đã giao trong năm 2023.

Rà soát lại Đề án đã phê duyệt đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện về nhà ở để thực hiện hỗ trợ. Chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thứ tự ưu tiên đảm bảo đúng quy định. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, vận động cộng đồng ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở…

Bảo Vân

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.