Trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2022-2025

Tỉnh Bắc Giang và tỉnh Quảng Nam giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2022-2025.

Sáng 04/10, tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn tiếp và làm việc với Đoàn công tác tỉnh Quảng Nam do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn làm trưởng đoàn về trao đổi kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2022-2025. 

minhhoa.png

Tại buổi làm việc, báo cáo về tình hình thực hiện 3 Chương trình MTQG 9 tháng năm 2023 của tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2023 các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh là 1.971 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2023, tổng giá trị giải ngân đạt 998 tỷ đồng, bằng 50,6% kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2023, tỉnh Bắc Giang sẽ cơ bản hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn được giao.

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS dự kiến hết năm 2023 giảm bình quân 2,5%/năm, đạt 100% kế hoạch đề ra; hết năm 2023 có 6 xã và dự kiến đến năm 2025 có 13 xã ra khỏi địa bàn khó khăn. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông. Gần 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 90% đồng bào DTTS được xem truyền hình. Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường, học sinh trong độ tuổi học tiểu học, THCS đến trường đạt 100%.

Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm còn 3,81%, thấp hơn bình quân cả nước. Hoàn thành mục tiêu hỗ trợ 100% các hộ thuộc đối tượng người có công với cách mạng thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm tỷ lệ 8,7% so với tổng số hộ DTTS trong toàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn khoảng 3,0%. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo Sơn Động giảm 4 - 5%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm trên 3%. 

Về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đã có 6/10 huyện, thành phố đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Dự kiến đến hết năm 2023, tỉnh có thêm 01 huyện đạt chuẩn NTM; tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt 84,6%, xã đạt chuẩn NTM nâng cao đạt 30,2%, xã chuẩn NTM kiểu mẫu đạt 6,6%.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến công tác chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện các Chương trình MTQG như: Thủ tục mở mã số tại Kho bạc đối với vốn đầu tư phát triển hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình DTTS; việc lồng ghép vốn trong triển khai cứng hóa giao thông đến trung tâm xã; nguồn kinh phí để thực hiện Hợp đồng đặt hàng với cơ sở đào tạo sau năm 2025; nguồn lực hỗ trợ cho xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu;…

Để đạt được những kết quả trên, tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện thực hiện 3 Chương trình MTQG. Tổ chức làm việc trực tiếp và trực tuyến với các ngành, địa phương để kịp thời nắm bắt tình hình, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của tỉnh. Qua kiểm tra, tập trung chỉ đạo các ngành nghiên cứu văn bản, trực tiếp hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ thực hiện 3 Chương trình MTQG.

Tập trung cao thực hiện các dự án hạ tầng lớn, nhất là hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người dân. Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho các ngành, địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt, trách nhiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình MTQG.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn -cho biết, năm 2022, tỉnh Quảng Nam giải ngân được 30% nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình MTQG với trên 487 tỷ đồng. Năm 2023, nguồn vốn hỗ trợ thực hiện chương trình cho các huyện miền núi hơn 1.730 tỷ đồng, đến nay, Quảng Nam mới giải ngân hơn 262 tỷ đồng, chỉ đạt gần 11,5%.

Do đó sự chia sẻ những kinh nghiệm của Bắc Giang trong công tác chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện các Chương trình MTQG sẽ là những kinh nghiệm quý, bổ ích để tỉnh Quảng Nam áp dụng trong thực tiễn phát triển.

PV

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.