Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

Lô Lô Chải được du khách ví von là "làng cổ tích" với hơn 100 hộ dân với đại bộ phận là người Lô Lô và đồng bào người Mông, Dao sinh sống. Người dân nơi đây đã biết làm du lịch cộng đồng dựa trên chính những giá trị văn hóa của địa phương. 

Trước đây, Lô Lô Chải ít được cộng đồng biết đến. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp với trồng ngô, nuôi lợn, gà. Đời sống người dân vô cùng khó khăn, họ muốn thoát nghèo cũng khó vì không có đất sản xuất, chỉ canh tác trên những vạt đá tai mèo. 

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Giang, Lô Lô Chải đã vươn mình thay đổi phát triển du lịch cộng đồng. Nhờ đó, người dân tộc tại địa phương được tạo việc làm, cải thiện sinh kế.

Hầu hết các ngôi nhà tại Lô Lô Chải được giữ nguyên theo phong cách của người Mông ở vùng cao. Người dân giữ tường xếp đá, mái nhà được lợp bằng ngói âm dương mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông.

Không gian trong nhà được cải tạo, trang trí thêm giường, nệm, chăn phục vụ cho du khách nghỉ ngơi. Giá một phòng riêng tại đây dao động từ 500 nghìn đồng tới 1 triệu đồng/đêm/2 người; phòng cộng đồng có giá rẻ hơn tùy theo nhu cầu của khách.

Ngoài phục vụ lưu trú, Lô Lô Chải còn cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách du lịch với các món ăn mang phong cách của đồng bào dân tộc thiểu số.

lolo chai 2.jpg
Du khách tới tham quan làng Lô Lô Chải. Ảnh: Phương Anh

Anh Sình Dỉ Gai, Trưởng bản Lô Lô Chải là một trong những người đầu tiên làm du lịch cộng đồng tại đây. Anh Gai chia sẻ, xu hướng du khách tới thăm cột cờ Lũng Cú ngày càng tăng, các dịch vụ xung quanh điểm du lịch theo đó cũng phát triển. Khách du lịch thường vào Lô Lô Chải để trải nghiệm đời sống của bà con dân tộc.

Nhận thấy việc du khách phải di chuyển ra thị trấn Đồng Văn mất cả tiếng đồng hồ mới có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, anh Gai quyết định làm du lịch ngay tại làng mình.

Anh phải đi học hỏi các mô hình homestay ở các địa phương khác. Ban đầu, vốn ít nên anh vừa học vừa làm. Dần dần tới năm 2017, anh Gai cất thêm một căn nhà theo lối kiến trúc người Mông phục vụ cho du khách.

Khi lượng du khách đến với Lô Lô Chải tăng lên, anh Gai phục vụ thêm dịch vụ ăn uống, hướng dẫn khách khám phá nét đẹp văn hóa của người bản địa, các buổi biểu diễn văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số.

lolo chai.jpg
Một căn nhà được sửa sang làm homestay tại làng Lô Lô Chải. Ảnh: Phương Anh

Thấy anh Gai phát triển du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế, các hộ khác trong làng cũng bắt đầu làm theo. Họ tận dụng chính ngôi nhà của mình, xây dựng thêm nhà vệ sinh và trang bị các vật dụng cần thiết để tạo thành homestay.

Đến nay, Lô Lô Chải đã trở thành điểm đến mới của du khách khi tới Hà Giang. Khi du lịch phát triển, đời sống của đồng bào được cải thiện đáng kể. 

Khoảng 1/3 số hộ dân tại làng Lô Lô Chải đang làm du lịch cộng đồng. Các hộ dân khác trồng rau, nuôi gà... để bán lại cho những gia đình làm du lịch, phục vụ du khách. 

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

Những hình ảnh đẹp về cảnh quan, văn hóa truyền thống của người Lô Lô được đưa lên các trang Fanpage riêng của các homestay tại Lô Lô Chải, góp phần thu hút du khách. Vào mùa du lịch từ tháng 10 tới tháng 3 hằng năm nơi đây lúc nào cũng như “cháy" phòng.

Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh Hà Giang định hướng xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hiện nay, Hà Giang có một số làng du lịch cộng đồng thu hút du khách như làng văn hóa Lô Lô Chải, làng văn hóa du lịch thôn Nặm Đăm, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, làng văn hóa du lịch thôn Lũng Cẩm, làng văn hóa du lịch thôn Nậm Hồng,…

Phương Anh 

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.