Khởi nghiệp từ nguồn dược liệu núi rừng

Gìn giữ và nâng tầm các sản phẩm dược liệu truyền thống vươn ra thị trường thế giới, chị Hồ Thị Mười (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã nỗ lực thành lập cơ sở sản xuất và tham gia dự án cộng đồng.

Gìn giữ và nâng tầm các sản phẩm dược liệu truyền thống vươn ra thị trường thế giới, chị Hồ Thị Mười (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã nỗ lực thành lập cơ sở sản xuất và tham gia dự án cộng đồng nhằm tạo công ăn việc làm, giúp người dân vùng cao thoát nghèo. 

Nâng tầm sản vật địa phương

Là người con dân tộc Ca Dong nơi đỉnh Ngọc Linh hùng vĩ, sau khi tốt nghiệp ngành nông nghiệp, chị Hồ Thị Mười trở về địa phương công tác tại Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp. Chị hiểu rất rõ giá trị của các loại thảo mộc, dược liệu ở rừng núi của đồng bào mình. Tuy nhiên, do chưa có thương hiệu, thị trường đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh nên nhiều loại dược liệu quý vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, giá trị. 

Người phụ nữ dân tộc Ca Dong này đã lan tỏa tinh thần quyết tâm khởi nghiệp và mạnh dạn ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. 

Trước thực tế đó, năm 2011, chị Mười đã quyết tâm đứng ra tổ chức kết nối đưa sản phẩm của đồng bào miền núi đến với thị trường miền xuôi. Theo đó, cơ sở kinh doanh dược liệu Mười Cường ra đời. Chị bắt đầu thu gom mua bán lại các sản phẩm thô của người dân bản địa và ý tưởng khởi nghiệp của chị ra đời từ đó.

Để có vốn kinh doanh, chị Mười vay ngân hàng 100 triệu đồng để chế biến các sản phẩm như cao sâm nam, rượu sâm Ngọc Linh, rượu sâm nam, rượu sâm các loại từ dược liệu và các dòng trà thô như giảo cổ lam, chè dây, rau má, chuối hột khô... giúp người tiêu dùng dể dàng lựa chọn các sản phẩm phù hợp làm quà. Có những loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, chị Mười bảo quản và kinh doanh theo kiểu nguyên liệu tươi, tùy theo yêu cầu khách hàng mà chế biến thành sản phẩm.

Sau thời gian quyết tâm, nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, số lượng hàng của chị bán ra tăng dần, theo hình thức vừa bán sỉ vừa bán lẻ. Đặc biệt, bắt đầu từ tháng 6/2017, huyện Nam Trà My có phiên chợ Sâm núi Ngọc Linh từ ngày 1 đến ngày 3 hằng tháng, dược liệu và nông sản đặc trưng của chị Mười đã thu hút được số lượng người mua khá lớn.

Chị Mười chia sẻ: "Trước đây, huyện Nam Trà My chưa hình thành nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán các mặt hàng nông sản, dược liệu, sâm Ngọc Linh như bây giờ. Hầu hết các hộ buôn bán nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu người dân trong huyện. Nhận thấy các loại dược liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, tôi quyết định mở rộng kinh doanh và quảng bá các mặt hàng dược liệu địa phương đến khắp mọi miền”. 

Mang sản phẩm ra thế giới

Người phụ nữ dân tộc Ca Dong này đã lan tỏa tinh thần quyết tâm khởi nghiệp và mạnh dạn ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Chị Mười đã mạnh dạn xây dựng sản phẩm độc quyền, mang thương hiệu của núi rừng Nam Trà My là “Trà giảo cổ lam”. Hiện sản phẩm đạt 3 sao theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2018, chị Mười được mời tham gia Hội chợ giới thiệu sản phẩm - dịch vụ chất lượng cao ASEAN tại Singapore. Tại đây, cơ sở sản xuất chị Mười được Ủy ban Tổ chức đánh giá và truyền thông về sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Cũng từ đó, thương hiệu và uy tín của cơ sở Mười Cường ngày càng được nhiều người biết tới.

Năm 2019, chị Mười thành lập thêm Hợp tác xã Cộng đồng dược liệu Sâm Ngọc Linh. Theo đó, chị đã xây dựng một vài dự án cùng cộng đồng phát triển, ưu tiên để một số hộ khó khăn nhất tham gia là thành viên của Hợp tác xã. Để mở rộng thêm hoạt động kinh doanh, chị Mười vay thêm 400 triệu đồng, đầu tư mua máy sấy, máy đóng gói, máy hút chân không, máy thái lát dược liệu và dụng cụ in ấn bao bì nhãn mác. Hiện cơ sở sản xuất Mười Cường và Hợp tác xã Cộng đồng dược liệu Sâm Ngọc Linh có 10 công nhân người dân tộc thiểu số làm việc thường xuyên; 15 hộ liên kết chuỗi, 8 hộ tổ hợp tác. Tổng doanh thu hằng năm đạt từ trên dưới 1 tỷ đồng/năm.

“Hiện tại, tôi đang xây dựng một số dự án cùng cộng đồng phát triển; lấy những hộ khó khăn nhất cùng tham gia là thành viên hợp tác xã, hoạt động trên tinh thần tất cả thành viên tự bỏ công sức vào làm thay vì góp vốn. Hy vọng phương án này sẽ giúp các hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống và thoát nghèo bền vững”, chị Mười tâm sự.

12 năm nay, chị Hồ Thị Mười đã lặn lội đến từng nhà để thu mua nông sản, dược liệu của bà con, rồi mày mò chế biến tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập, thoát nghèo. Mong muốn mang sản phẩm của đồng bào đi xa, giới thiệu cho người dân cả nước và thế giới biết về giá trị của dược liệu Nam Trà My là động lực để chị Mười không ngừng nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới. 

Văn Quý, Hoàng Giang, Bích Hạnh

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.