Điện Biên:

Công tác giảm nghèo tại Nà Hỳ có chuyển biến rõ nét

Nhờ tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Nà Hỳ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trên cơ sở đó, xã đặt quyết tâm thực hiện mục tiêu mỗi năm giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Là một xã vùng cao biên giới, Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đa số người dân trên địa bàn xã là đồng bào dân tộc nên nhận thức còn hạn chế, vẫn còn một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Dân cư xã phân bố không tập trung, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. 

Xác định thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua xã đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, tự lực vươn lên thoát nghèo với phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất...

Chăm lo an sinh xã hội, xã thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách hỗ trợ về nhà ở, y tế, giáo dục, vay vốn, cấp phát gạo cứu đói, tiền điện cho hộ nghèo... Hơn 2 năm qua, xã Nà Hỳ có gần 70 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng về nhà ở, tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo là nhiệm vụ rất quan trọng. Ảnh minh họa

Phấn đấu mỗi năm giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo 

Cùng với đó, nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững đã được xã đưa vào triển khai thực hiện.

Nhiều công trình hạ tầng được xây dựng và đưa vào sử dụng phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân như: tuyến đường đi qua trung tâm xã; đường bê tông bản Huổi Cơ Dạo, Lai Khoang, Nà Hỳ 1, 2, 3; công trình nước sinh hoạt tại bản Sín Chải...

Xã vận động nhân dân tích cực học tập, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn như: Mô hình nuôi bò thịt, trồng rừng sản xuất, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ; tuyên truyền, tư vấn cho người dân đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để có nguồn thu nhập ổn định.

Nhằm giúp người nghèo có cơ hội vươn lên, xã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo. Năm 2020, xã có 41 hộ nghèo được hỗ trợ trâu giống, máy móc nông cụ sản xuất. 

Năm 2022, Nà Hỳ được phân bổ hơn 1,2 tỷ đồng từ các chương trình giảm nghèo, sắp tới khi có hướng dẫn thực hiện xã sẽ nhanh chóng triển khai việc hỗ trợ cho người dân.

Thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đầu năm đến nay, Nà Hỳ phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên mở 3 lớp kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho trâu, bò, lợn cho hơn 100 lao động.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhiều hộ nghèo ở xã Nà Hỳ còn được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi từ ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nậm Pồ. 

Gia đình bà Khoàng Thị Thẹo, bản Nà Hỳ 2 từng là một trong hàng chục hộ nghèo của bản. Năm 2015, bà được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Sau khi được vay vốn, bà mua trâu, bò về nuôi vừa phục vụ sản xuất vừa sinh sản. 

Bà cùng gia đình khai hoang mở rộng diện tích canh tác nên sản lượng thóc, ngô hàng năm đều tăng. Đến nay, gia đình bà chăn nuôi đàn gia súc trên 20 con trâu, bò đem lại nguồn thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Vừa qua, bà đã trả xong nợ cũ và sẽ tiếp tục xin vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Nhờ tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Nà Hỳ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 41,3%, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đạt trên 31 triệu đồng/người/năm. 

Xã đặt quyết tâm thực hiện mục tiêu mỗi năm giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Vì vậy giai đoạn này, xã sẽ tiếp tục quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, huy động mọi nguồn lực thực hiện xóa đói giảm nghèo, giúp người dân nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.

Hồng Liên, Thu Hà, Ngọc Ánh

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.