Để bảo đảm tốt nhất quyền cho mọi người dân, Việt Nam cam kết đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chú trọng các chính sách giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực địa lý, các nhóm dân cư, trong đó đặc biệt chú trọng các nhóm dễ bị tổn thương.

Đói nghèo được xem vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của vi phạm quyền con người, bởi những người đói nghèo hầu như bị hạn chế mọi cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản từ y tế, nước sạch, giáo dục tới việc làm, đồng thời cũng không được hưởng thụ các thành quả của tiến bộ xã hội.

Giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được xác định là ưu tiên hàng đầu trong đường lối, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước Việt Nam, nhằm bảo đảm quyền con người và thực hiện các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc.

Với Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, nhân quyền không chỉ thể hiện qua quan niệm, chủ trương, chính sách mà còn thể hiện qua hành động thiết thực để nhân quyền thật sự trở thành giá trị xã hội. Cụ thể:

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: bảo đảm an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới; tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội tới mọi người dân, hướng tới mục tiêu thực hiện an sinh xã hội toàn dân; khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mỗi người dân... để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Việc thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững vùng dân tộc, miền núi và thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội.

Để đảm bảo người dân ở mọi vùng miền đều có cuộc sống đảm bảo nhu cầu tối thiếu, Chính phủ thông qua Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững với đồng bào dân tộc thiểu số (9/2015), Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025…

Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 ở Trung ương và địa phương để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết; Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao chất lượng giáo dục, tỉ lệ trẻ em đến trường; bảo đảm mọi người trong hộ nghèo đều có cơ hội tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế; kết hợp giữa giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư cho vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn…

Qua 10 năm thực hiện, công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục qua các năm trên phạm vi cả nước, các vùng miền.

Nhiều huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Đặc biệt, đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo, đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo. Kết quả giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Đặc biệt, một số địa phương có tỉ lệ giảm hộ nghèo hết sức ấn tượng trong giai đoạn 2015-2019 như huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) giảm 40,66%, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) giảm 39,96%, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) giảm 34,51%, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) giảm 33,52%.

Nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 là 93.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác giảm nghèo cũng còn những tồn tại, cần khắc phục trong giai đoạn tới như: Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo mới còn cao, còn khoảng cách giàu-nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư; công tác rà soát, tích hợp chính sách giảm nghèo còn chậm,...

Việt Nam là một trong số 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; ngoài chỉ số về thu nhâp, chuẩn nghèo có có 10 chỉ số để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận đối với 5 dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

Chính phủ đã chỉ đạo ban hành các chính sách giảm nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo như bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, dạy nghề, lao động và việc làm, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, vay vốn tín dụng ưu đãi; giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng. Từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có hoàn trả, có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng.

Trong giai đoạn 2016-2020, tại địa bàn các huyện, xã nghèo, đặc biệt khó khăn đã có khoảng 18.000 công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư, đã đưa vào sử dụng trên 15.000 công trình; khoảng 7.000 công trình được duy tu bảo dưỡng. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 32.000 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng kết nối vùng được đầu tư như điện, đường, trường, trạm và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, dân sinh.

Nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, thoát nghèo như huyện Như Xuân (Thanh Hóa), huyện Tân Sơn (Phú Thọ), huyện Ba Bể (Bắc Kạn), huyện Phù Yên và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên (Lai Châu), huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Dự kiến, đến cuối năm 2020, có 32 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Chương trình 135 đã hỗ trợ cho 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ hơn 2,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năng nghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Củng cố hệ thống thông tin cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin của người dân để chủ động vươn lên thoát nghèo.

Miền Tây Thanh Hóa giờ đây đang thay da đổi thịt từng ngày, có thể xem là những minh chứng sống động cho thành tựu xóa đói, giảm nghèo đa chiều thời gian qua.

Thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả các chương trình, mô hình giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn ưu đãi gắn với chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hộ nghèo. 

Nhờ hàng loạt chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, những nương sắn, đồi ngô, ruộng lúa bậc thang, cánh rừng xoan, lát xanh ngút ngàn trải dài tít tắp… tất cả như minh chứng cho cuộc sống ấm no đang hiện hữu ở miền núi Thanh Hóa. Hàng ngàn hộ dân từ cảnh nghèo đói đã có sự bứt phá, đã thoát nghèo bền vững để vươn lên làm giàu.

Điển hình như mô hình nuôi cá lồng, trung bình cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm; mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm hay mô hình chăn nuôi gà cũng cho thu nhập cả trăm triệu đồng/năm... mô hình chăn nuôi thỏ, nuôi ong lấy mật hay mô hình chăn nuôi dê cũng góp mang lại thu nhập mỗi hộ gia đình từ 200 đến 660 triệu đồng mỗi năm.

Những mô hình sản xuất không chỉ góp phần phát triển kinh tế của xã Quang Trung, mà còn giúp nhiều hộ dân có nguồn thu nhập ổn định, giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ vậy, tính đến năm 2021 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 46 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,84%.

Diệu Bình, Ngân Phương, Văn Minh, Hồng Liên, Mỹ Hòa, Quyết Thắng, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền chính sách tại Lai Châu

Huyện Than Uyên là một địa phương tiêu biểu của tỉnh Lai Châu trong phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới bà con dân tộc thiểu số.

Lớp học bảo tồn chữ viết người Dao ở Lai Châu

Những năm qua, huyện ủy Than Uyên, tỉnh Lai Châu xác định, bảo tồn chữ viết truyền thống của người dân tộc Dao là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn.

Bản cam kết đặc biệt giúp người Mông ở Than Uyên xóa bỏ hủ tục

Bản cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông” đã tạo ra một luồng gió mới, giúp thay đổi nhận thức vốn tồn tại lâu đời trong cuộc sống đồng bào người Mông tại Than Uyên, Lai Châu.

Lai Châu: Hành trình phục dựng lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Than Uyên

Từ năm 2023, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai tìm lại và phục dựng những điệu hát, múa, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông, với mong muốn bảo tồn và gìn giữ cho muôn đời sau, trong đó tập trung phục dựng lễ hội Gầu Tào.

Than Uyên bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, huyện Than Uyên đã sưu tầm, tổ chức phục dựng thành công 2 lễ hội của người Thái là Lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Kin Pang, duy trì các lễ hội Xòe chiêng, Lùng Tùng trong các dịp lễ, Tết. Nhiều sự kiện thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.

Người dân xã Đại Sơn cập nhật thông tin kịp thời nhờ truyền thanh cơ sở

Đều đặn 3 năm qua, công việc thường nhật của anh Ngọc Văn Hợp (SN 1989), cán bộ Đài truyền thanh xã Long Sơn bắt đầu từ 5 giờ sáng. Kiểm tra máy móc, vận hành hệ thống tiếp sóng phát thanh 3 cấp (T.Ư, tỉnh và huyện) và đọc bản tin đã được duyệt.

Cùng bàn cách gỡ khó, đẩy nhanh triển khai 3 nhiệm vụ mục tiêu quốc gia

Sáng 13/10, UBTV Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình MTQG trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Học trò vùng DTTS tiếp thu môn địa lý dễ dàng nhờ áp dụng công nghệ trong giảng dạy

Nhờ có phần mềm giảng dạy với những hình ảnh trực quan, sinh động mà những học trò các dân tộc Hà Nhì, Mông, Si La, La Hủ... ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả dễ tiếp thu môn địa lý hơn trước đây rất nhiều.

8.693 hộ nghèo và 905 hộ cận nghèo xây mới nhà ở

Đến hết tháng 9/2023, 25/26 tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 12.877 hộ, đạt 39,7% kế hoạch năm 2023 và 14% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Giảm nghèo bền vững: Chấm dứt các hình thức nghèo ở mọi nơi

Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều và đảm bảo tiêu chí thu nhập bằng cuộc sống tối thiểu.