Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái (nhiệm kỳ 2020 – 2025) xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025; trong đó tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân trên 4,0%/năm, riêng hai huyện 30a giảm bình quân trên 5,5%/năm; đến năm 2025 huyện Mù Cang Chải cơ bản không còn là huyện nghèo, ít nhất 40 xã đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí nông thôn mới.
Trên tinh thần đó, Yên Bái ban hành Kế hoạch số 19 – KH/TU về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững góp phần cụ thể hóa các nhiệm vụ, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu về giảm nghèo bền vững năm 2021 theo Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 18/12/2020 của Tỉnh ủy.
Mục tiêu tổng quát trong năm 2021 là hướng tới giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới, các chương trình đào tạo nghề, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động là hộ nghèo, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trong các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo, xác định giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; gắn việc hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo với trách nhiệm của người đứng đầu và cấp ủy các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Động viên, khen thưởng đối với các hộ nghèo có nhiều cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chủ động, tự nguyện đăng ký thoát nghèo.
Rà soát, xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ nghèo; phân tích hiện trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn tỉnh, từng huyện, từng xã để phân nhóm và có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực, với nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ tự vươn lên thoát nghèo.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo; kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý nghiêm các sai phạm.
Tiếp tục phân công 51 ban, sở, ngành, tổ chức hội, đoàn thể có liên quan trực tiếp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ 1.072 hộ nghèo tại 59 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã có thôn đặc biệt khó khăn thoát nghèo trong năm 2021 để góp phần bổ sung, tăng cường nguồn lực và nâng cao tính bền vững của hoạt động giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội, đặc biệt là giải phóng tư tưởng để người dân phát huy tinh thần tự lực, tự trọng, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, nhất là đối với những hộ nghèo có người trong độ tuổi lao động tích cực tham gia các chương trình đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, tham gia tuyển dụng đi làm việc trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động; vay vốn phát triển sản xuất… Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc chủ động, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ”, đưa việc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trở thành nhu cầu, khát vọng của các tầng lớp Nhân dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lựcvà ý chí chủ động vươn lênthoát nghèo của người nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ chế, phương thức hỗ trợ giảm nghèo, chuyển từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn và cho vay phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động và phát huy tinh thần trách nhiệm của người nghèo.
Tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin)
Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh (ưu tiên tuyến cơ sở), trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hạ tầng phát thanh, truyền hình, viễn thông, ưu tiên cho các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhằm tạo thuận lợi cho cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo.
Chăm lo phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nhất là tại các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo nghề, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để mở rộng sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhất là giáo dục vùng cao, giáo dục dân tộc, đẩy mạnh phân luồng thu hút học sinh sau THCS, THPT tham gia học nghề, chú trọng đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp cho lao động thuộc hộ nghèo. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tạo thuận lợi để người nghèo có điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và thông tin nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách xã hội, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo; nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, nhất là vùng cao; tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp của người nghèo nhằm khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhân rộng các mô hình Tổ hợp tác hoặc Tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và động viên, khích lệ nhau cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thoát nghèo.
Triển khai thực hiện hiệu quả một số chính sách trợ giúp xã hội đặc thù đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng yếu thế có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Hỗ trợ tư liệu sản xuất, kết hợp với vận động đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đổi mới phương thức tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; đồng thời mở rộng liên kết sản xuất (theo nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã). Hướng dẫn các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất; chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho hộ nghèo.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh gắn với đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội hóa để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Triển khai hiệu quả các biện pháp hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo thông qua việc thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo, trong đó cùng với nguồn lực nhà nước cần tranh thủ vận động đa dạng các nguồn lực ngoài nhà nước. Tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng. Lồng ghép hợp lý, hiệu quả nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và nguồn lực từ các chương trình, đề án, chính sách đang triển khai trên địa bàn tỉnh để cùng thực hiện mục tiêu về giảm nghèo bền vững.
Phân bổ nguồn vốn hợp lý cho đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo, tổ hợp tác, hợp tác xã có người nghèo tham gia. Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo có đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đều tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm. Huy động nguồn lực của cộng đồng, doanh nghiệp để hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
Trong nhiều năm qua, Hà Nam cùng cả nước thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, Hà Nam đối mặt với những thách thức không nhỏ bởi tác động của đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác, tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo mới… Để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định an sinh, giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới cần có sự đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh.
Coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị; khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả, sáng tạo nguồn vốn, nguồn lực để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, lấy người dân là chủ thể của phát triển… chính là sự thay đổi tư duy về chuẩn nghèo và giảm nghèo ở nhiều địa phương của Hà Nam những năm qua. Thành quả mang lại không chỉ là con số giảm sâu về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo mà là thực tế đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi.
Trước đây, xứ đồng Chuôn là vùng trũng, chất đất chua phèn, cấy được một vụ lúa bấp bênh, nên người nông dân không mấy mặn mà. Khoảng dăm năm về trước khu đất này còn bị bỏ hoang, do cấy lúa không hiệu quả.
Nhưng hiện nay nhiều nông dân tại các địa phương trong tỉnh đã đưa cây sen vào trồng trên các khu đồng trũng, đất chua cấy lúa kém hiệu quả. Bình quân mỗi ha sen cho thu lãi từ 60 đến 80 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với các cây trồng khác.
Nhằm giúp bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân, chính quyền địa phương đã khuyến khích người dân chuyển đổi từ cây lúa sang trồng sen đem lại giá trị cao về kinh tế.
Việc chuyển đổi cây trồng trên những vùng đất kém hiệu quả của xã sang trồng cây sen là hướng đi phù hợp với thổ nhưỡng của đồng đất chiêm trũng, mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân là kết hợp trồng sen thả cá mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cao hơn cho người dân. Đối với diện tích trồng sen của địa phương cũng tương đối lớn, địa phương cũng đang xây dựng để có một thương hiệu riêng về sản phẩm sen của mình, tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất bền vững.
Diệu Thúy, Thu Hà, Kiên Trung, Xuân Quý, Hoàng Giang, Hồng Kiên, Ngân Phương, Nguyễn Lâm và nhóm PV