Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến ngày 31/10/2022, toàn tỉnh có 225.823 người tham gia BHXH, đạt tỷ lệ 38,33% so với lực lượng lao động. Trong đó, BHXH bắt buộc có 218.869 người tham gia, đạt 97,21% kế hoạch; BHXH tự nguyện có 6.954 người tham gia, đạt 32,3% kế hoạch; bảo hiểm y tế có 1.010.613 người tham gia, đạt 94,63% kế hoạch, đạt tỷ lệ bao phủ 85,93% dân số.

Với kết quả trên, để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2022, từ nay đến cuối năm, tỉnh phải phát triển thêm 6.277 người tham gia BHXH bắt buộc; 14.578 người tham gia BHXH tự nguyện và 57.358 người tham gia bảo hiểm y tế.

Nhằm phát triển, gia tăng số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế trong tháng cuối năm 2022, trong những ngày cuối tháng 11, BHXH tỉnh đã phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu (Bưu điện, Bảo hiểm PVI Vũng Tàu, Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức Lễ ra quân “Thi đua nước rút - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình” trên địa bàn tỉnh, với chủ đề “BHXH, bảo hiểm y tế - Vì an sinh xã hội, vì hạnh phúc muôn nhà”. Đây được xác định là một trong những hoạt động truyền thông, vận động trực tiếp hướng đến nhóm đối tượng là nông dân và lao động khu vực phi chính thức.

Theo đó, BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường chính, các khu dân cư về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình; những rủi ro khi không tham gia BHXH, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các nhóm nhỏ đã đi phát tờ rơi tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho các tiểu thương, người dân tại các khu chợ truyền thống, trung tâm thương mại, hộ kinh doanh.

Qua đó đã đưa chính sách BHXH, bảo hiểm y tế đến gần hơn với người dân; đồng thời giúp thay đổi nhận thức và hành động của người dân, chủ động tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình để đảm bảo an sinh, ổn định cuộc sống; góp phần hoàn thành mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, bảo hiểm y tế toàn dân.

BHXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ động làm việc với chính quyền địa phương để phát triển người tham gia bảo hiểm

Một giải pháp quan trọng nữa mà BHXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tích cực triển khai là tranh thủ sự ủng hộ, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ngay từ đầu tháng 11, các đoàn công tác do lãnh đạo BHXH tỉnh dẫn đầu đã làm việc trực tiếp với cấp ủy, chính quyền một số huyện, thị xã, thành phố về thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế. Trên tinh thần đó, các địa phương đã có những chỉ đạo kịp thời trong phát triển người tham gia; cũng như đôn đốc thu, thu nợ BHXH, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

Đơn cử, tại buổi làm việc với TP. Vũng Tàu, ông Trần Đình Khoa - Bí thư Thành ủy Vũng Tàu đã đưa ra chỉ đạo kịp thời với các đơn vị trực thuộc, cũng như bổ sung các phương án nhằm gia tăng số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế trên địa bàn. Ông Khoa cũng đề nghị BHXH tỉnh cần sớm biên soạn bộ tài liệu về BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế để các xã, phường có thể tuyên truyền thông qua các mạng xã hội được dễ dàng; đồng thời yêu cầu tất cả các xã, phường tăng cường công tác truyền thông để người dân, người lao động tích cực tham gia BHXH, bảo hiểm y tế.

Hay như tại cuộc làm việc với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Long Điền mới đây, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã có các chỉ đạo kịp thời, đúng trọng tâm về giải pháp tăng cường phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện.

Có thể thấy, việc thúc đẩy phủ sóng BHXH tại Bà Rịa - Vũng Tàu và tại các địa phương trong cả nước thời gian qua đã góp phần tạo nên luồng gió mới, thúc đẩy cả hệ thống chính trị chuyển động mạnh mẽ hơn, tạo nên thành tựu ấn tượng hướng tới mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Điều này đã được nhấn mạnh tại Lễ công bố báo cáo nghèo đa chiều 2021 với chủ đề: “Thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững theo mọi chiều cạnh và mọi nơi ở Việt Nam” vừa diễn ra cuối tháng 7 vừa qua.

Phát biểu tại Lễ công bố báo cáo, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến cuối năm 2021 còn 2,23%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. 

Báo cáo cũng chỉ ra, các kết quả nghèo đa chiều có liên quan chặt chẽ đến những thành tựu tích cực trong việc thúc đẩy việc làm, năng suất, tăng cường dịch vụ xã hội và trợ giúp xã hội. Để duy trì giảm nghèo đa chiều nhanh chóng đến năm 2030, Việt Nam cần thực thi các chính sách toàn điện để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu khắt khe hơn và đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi từ phát triển kinh tế và không ai bị bỏ lại phía sau. Các biện pháp này có thể được phân thành 3 nhóm dựa trên ba trụ cột của giảm nghèo đa chiều. Thứ nhất, nền tảng của nền kinh tế cần được củng cố để thúc đẩy việc làm có năng suất, với trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, hội nhập toàn cầu, cải thiện cơ sở hạ tầng thông suốt. Thứ hai, điều quan trọng là phải cung cấp cho mọi người các dịch vụ xã hội chất lượng cao. Thứ ba, hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam cần được mở rộng và tăng cường.

Thúy Hồng, Hữu Khôi, Kiên Trung, Xuân Quý, Hoàng Giang, Hữu Hải, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.