Quyết định 2269 phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành. 

Theo đó, Chương trình có thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2025, nhằm cung cấp dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông bắt buộc cho xã hội và dịch vụ viễn thông phổ cập ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác; góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình là cung cấp dịch vụ viễn thông bắt buộc cho 100% đối tượng sử dụng; bảo đảm 100% nhà giàn, xã đảo, huyện đảo được cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập.

Phấn đấu đạt 100% thôn, bản, làng, ấp, phum, sóc, buôn, bon, đảo có hộ dân sinh sống (thôn) đã có điện thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường được cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất.

Đạt 95% thôn đã có điện thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và các khu vực doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường được cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng cố định. Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác; ngư dân đánh bắt hải sản trên biển.

Chương trình cũng đặt mục tiêu 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được hỗ trợ cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng công cộng. Hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và các khu vực khác theo nhiệm vụ của Chương trình.

Chương trình cũng đã xác định 3 nhóm nhiệm vụ gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích; Thông tin, tuyên truyền; hướng dẫn sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

Cụ thể, với nhóm nhiệm vụ hỗ trợ các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, Chương trình sẽ triển khai cung cấp miễn phí cho các đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông bắt buộc.

Bên cạnh đó, hỗ trợ trang bị 1 trong 2 loại thiết bị đầu cuối cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông. Theo đó, mỗi hộ 1 máy tính bảng cho 400.000 hộ, ưu tiên hộ có thành viên đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông; một phần chi phí trang bị 1 smartphone cho 400.000 hộ chưa được hỗ trợ máy tính bảng.

Hỗ trợ 1 phần chi phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác có nhu cầu sử dụng 1 trong 2 dịch vụ viễn thông: Dịch vụ viễn thông di động mặt đất; dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định (đối với các hộ sinh sống tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông).

Hỗ trợ chi phí cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại các điểm cung cấp dịch vụ này cho cộng đồng ở địa bàn các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông. Bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; trạm y tế xã; điểm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng công cộng cho cộng đồng dân cư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025).

Đồng thời, hỗ trợ 1 phần chi phí sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải qua hệ thống đài thông tin duyên hải cho ngư dân đánh bắt hải sản.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì, hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp quản lý, giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện đóng góp tài chính cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện và báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu thực hiện Chương trình; cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đúng đối tượng với chất lượng, giá cước dịch vụ theo quy định.

Doanh nghiệp được lựa chọn cung cấp dịch vụ viễn thông di động theo hình thức đấu thầu có trách nhiệm chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc đầu tư hạ tầng này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, xây dựng nông thôn mới, cũng như hỗ trợ việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở.

Diệu Thúy, Lê Dũng, Thu Hà, Lê Thúy, Hồng Khanh, Đức Yên

Truyền thanh thông minh: Giải pháp giảm nghèo thông tin hiệu quả

Những năm qua, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã phát huy tốt vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân.

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.

Nghề mây tre đan thủ công mang lại nguồn thu nhập cao cho đồng bào Thái tại Yên Khê

Những năm qua, để thúc đẩy phát triển kinh tế từ nghề truyền thống, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn, duy trì và phát huy hiệu quả các ngành nghề truyền thống.