Đây là chương trình hưởng ứng phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng phát động được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức.

Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đánh giá đây là một sự kiện có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, truyền đi thông điệp của lòng nhân ái, của sự sẻ chia, của niềm tin, sự thấu hiểu và quyết tâm hành động để "không ai bị bỏ lại phía sau".

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là yêu cầu cấp bách, là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước. "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" không chỉ là khẩu hiệu mà là những hành động cụ thể, thiết thực.

Chúng ta hãy ở bên cạnh, đặt mình vào hoàn cảnh của những người nghèo, của những số phận kém may mắn để giúp đỡ bằng tấm lòng, bằng cảm xúc của trái tim, bằng sự thấu hiểu, bằng sự trân trọng, nâng niu, bằng cảm động và cảm thông sâu sắc", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, ai cũng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp nhưng "Mỗi cây mỗi hoa - Mỗi nhà mỗi cảnh", có những số phận kém may mắn rất cần tấm lòng của cộng đồng…

Mỗi sự giúp đỡ không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là suối nguồn tinh thần để giúp họ vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống. Trong thực tế, nhờ có chính sách đúng đắn, hiệu quả của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của cả cộng đồng, xã hội, hàng triệu người đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí làm giàu và quay trở lại giúp đỡ cộng đồng.

"Có nhiều người đặt câu hỏi: "Cho cần câu hay cho con cá" trong quan điểm xóa đói giảm nghèo? Chúng ta cần nhận thức và hành động rõ ràng đó là cả hai.

Chúng ta cần giúp đỡ vật chất để người nghèo giải quyết được cuộc sống trước mắt. Nhưng ở tầm nhìn xa, chúng ta cần tạo cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả được ví như "cần câu" để người nghèo thoát nghèo bền vững", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh lũ lụt tại miền Trung những ngày vừa qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ những tổn thất, đau thương mất mát của người dân.

"Ngay trong những ngày vừa qua, biết bao người dân ở các tỉnh miền Trung phải đối mặt với lũ lụt, sạt lở đất, chia cắt do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 4 và số 5.

Chúng ta rất đau xót khi nhiều gia đình mất mát về người và của. Trong khi đó, cơn bão số 6 lại đang ập đến. Cũng chính trong lúc này, chúng ta đã chứng kiến biết bao tấm lòng tỏa sáng để giúp đỡ những người gặp khó khăn, kém may mắn. Đó là đạo đức, là nhân văn cao cả của tấm lòng Việt", Thủ tướng xúc động.

3.865 tỷ đồng ủng hộ từ năm 2020 đến nay

Trong những năm qua, chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" nói riêng và công tác vận động chăm lo giúp đỡ người nghèo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai vận động Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội; tiếp tục nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Thông qua công tác vận động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhiều tổ chức phi Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm... đã ủng hộ giúp đỡ trực tiếp người nghèo và triển khai các chương trình an sinh xã hội mỗi năm ước tình hàng nghìn tỷ đồng.

Trong gần 3 năm (từ năm 2020 đến nay) mặc dù bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh việc tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và thực hiện an sinh xã hội được trên 19.313 tỷ đồng.

Trong đó, Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp vận động được trên 3.865 tỷ đồng (Trung ương tiếp nhận trên 171,135 tỷ đồng; địa phương tiếp nhận trên 3.694 tỷ đồng); vận động các doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình an sinh xã hội trực tiếp các địa phương trên 15.448 tỷ đồng.

Từ nguồn vận động, cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và sự trợ giúp của cộng đồng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các cấp đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 102.910 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ trên 2,4 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn khám chữa bệnh; giúp đỡ 593.034 lượt học sinh, sinh viên về học tập; hỗ trợ 663.771 lượt người phát triển sản xuất; xây dựng hàng nghìn công trình dân sinh.

Luỹ kế từ năm 2000 đến nay (gần 22 năm), Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các cấp đã vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội được trên 78.983 tỷ đồng, trong đó: ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trên 19.432 tỷ đồng; các chương trình an sinh xã hội trên 59.551 tỷ đồng.

Cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và sự trợ giúp của cộng đồng, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các cấp đã giúp đỡ xây mới, sửa chữa được 1.680.231 nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ hàng triệu lượt người nghèo khám chữa bệnh; hàng triệu lượt học sinh, sinh viên về học tập; phát triển sản xuất; xây dựng hàng chục nghìn công trình dân sinh.

Riêng trong đêm 17/10, 167 cơ quan đơn vị tổ chức, cá nhân đồng hành quyên góp cho quỹ Vì người nghèo và an sinh xã hội với số tiền trên 1.170 tỷ đồng. Đây chỉ là bước khởi đầu trong chuỗi hoạt động cho tháng cao điểm "Vì người nghèo" từ ngày 17/10.

Từ thực tiễn triển khai chương trình giảm nghèo nhiều năm qua rút ra một trong những bài học kinh nghiệm, bên cạnh sự chung tay tiếp sức của cả hệ thống chính trị,  để giảm nghèo bền vững không thể thiếu sự phát huy nội lực và sự tham gia của cộng đồng, người nghèo ở tại mỗi vùng.

Thời gian qua đã ghi nhận nhiều địa phương, từ sự tiếp sức của cộng đồng đã đầu tư, nhân rộng những sáng kiến, mô hình giảm nghèo hay, nhằm khích lệ người dân, người nghèo, cộng đồng nâng cao vai trò, vị thế của mình trong cuộc chiến chống đói nghèo, không còn trông chờ vào chính sách cho không của Nhà nước mà tự mình cũng có thể vươn lên thoát nghèo và làm giàu”.

Mô hình trồng thạch đen ở Tràng Định, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo ở Lạng Sơn là một câu chuyện thú vị. Theo đó, để nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này, chính quyền huyện Tràng Định đã nỗ lực tìm các giải pháp giúp người nông dân xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung. Nhờ sự chung tay, tiếp sức đó hiện nay, cây thạch đen trở thành cây chủ lực, giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Kim Duyên, Bình Minh, Văn Minh, Hồng Liên, Mỹ Hòa, Chí Hùng, Đình Thành, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.