Đây là thông tin được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra trong báo cáo Đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 - Từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết đây là một trong những báo cáo quan trọng của WB. Các phát hiện, phân tích từ báo cáo sẽ giúp cung cấp thông tin và hình thành khuyến nghị, dự án, đối thoại chính sách của WB đối với Chính phủ Việt Nam.

Theo TS Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Trong thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo đã giảm đầy ấn tượng. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia thu nhập trung bình thấp của WB (3,20 USD/ngày ngang giá sức mua năm 2011) giảm từ 16,8% xuống còn 5%, với trên 10 triệu người được thoát nghèo. Đại dịch COVID-19 xuất hiện đột ngột vào cuối thập kỷ đã làm ngưng trệ tiến độ tăng lương và cải thiện về chất lượng việc làm. Những tiến triển về giảm nghèo bị lùi lại nhưng không bị đảo ngược trong năm 2020.

Trong báo cáo Đánh giá thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 - Từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp, WB đánh giá Việt Nam là quốc gia năng động đang trong quá trình chuyển đổi. Các chỉ số cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng, với nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội.

“Việt Nam đã đạt được những tiến triển chưa từng có về kinh tế - xã hội trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ qua kể từ sau khi kết thúc chiến tranh,” WB khẳng định.

Trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc và sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động và là thị trường đầy hấp dẫn với thế giới. GDP bình quân đầu người (tính theo giá cố định bằng USD năm 2015) tăng từ 481 USD năm 1986 lên 2.655 USD vào năm 2020. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhưng có tính chất bao trùm và sinh kế ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.

Căn cứ vào chuẩn nghèo áp dụng cho quốc gia thu nhập trung bình thấp (3,20 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua năm 2011) của WB, tỷ lệ nghèo đã giảm từ 16,8% năm 2010 xuống còn 5,0% vào năm 2020, có nghĩa là trên 10 triệu người đã thoát nghèo, số người nghèo đã giảm xuống còn 5 triệu người vào năm 2020. Theo ước tính sơ bộ năm 2019, có 5,7% người Việt Nam được phân loại là nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.

Tăng trưởng trong thập kỷ qua ở Việt Nam nhìn chung có tính chất bao trùm, do những cải thiện về phúc lợi đạt được trên toàn bộ phân bố kinh tế hộ gia đình. Sự thoát nghèo diễn ra đồng đều ở hầu hết các nhóm, và nhiều gia đình thoát nghèo chỉ trong vòng một thế hệ.

Bên cạnh những thành tựu giảm nghèo ấn tượng trên, báo cáo của WB cũng lưu ý Việt Nam, với vị trí hiện tại là quốc gia thu nhập trung bình ở ngưỡng thấp, đang phải đối mặt với chặng đường đầy thách thức trong thời gian tới để đạt tới các ngưỡng của quốc gia thu nhập trung bình cao và quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh nền kinh tế và khí hậu toàn cầu đang có nhiều thay đổi.

Theo một khảo sát cư dân, từ năm 2015 đến năm 2020, nghèo/đói được chọn là vấn đề chính cần được chính phủ giải quyết. Khi được hỏi tại sao vấn đề nghèo là mối quan tâm chính, nhiều người dân Việt Nam tỏ ra lo ngại về khả năng tái nghèo, đồng thời một số đông người tham gia khảo sát cho rằng tình trạng nghèo là lực cản chung đối với nền kinh tế và làm giảm uy tín quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ nghèo kinh niên vẫn nhỉnh hơn ở một số nhóm nhất định là thách thức ở chặng đường cuối nhưng một số xu hướng tích cực đã xuất hiện.

Tỷ lệ nghèo ở một số nhóm nghèo kinh niên đã giảm gần một nửa trong giai đoạn từ 2010-2020, bao gồm các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và hộ gia đình ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Người lao động đồng bào dân tộc thiểu số đang dịch chuyển nhanh sang làm việc ở các lĩnh vực sản xuất chế tạo chế biến, với tốc độ tương đương như dân tộc Kinh ở đầu thập kỷ.

Ngoài người nghèo, một tỷ lệ dân số đa dạng hơn đang có nguy cơ dễ tổn thương về kinh tế. Tốc độ thay đổi nhanh chóng do phát triển kinh tế đem lại dù sao cũng khiến cho một số người bị tụt lại và bị giảm cơ hội tham gia vào các lĩnh vực năng động nhất của nền kinh tế, đồng thời tạo ra một nhóm lớn người dân không còn nghèo nhưng chưa thuộc về tầng lớp trung lưu. Cho dù rủi ro rơi vào cảnh nghèo cùng cực hiện ở mức thấp, nhưng quan ngại chính đáng của họ vẫn là được đảm bảo an ninh kinh tế ở mức cao hơn. Trong năm 2016, gần 40% người ở tầng lớp trung lưu bị tụt xuống nhóm kinh tế thấp hơn vào năm 2018.

Do đó, để phát huy những thành tựu đạt được cũng như giải quyết những thách thức phía trước, WB đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách với Việt Nam. Theo đó, các chương trình hỗ trợ theo địa bàn và hộ gia đình cần tập trung hơn vào lựa chọn đối tượng. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ tăng trưởng năng suất nông nghiệp để duy trì sinh kế cho những người vẫn ở lại với hệ thống kinh tế nông thôn, vốn đang phải đối mặt với thay đổi lớn về cơ cấu; giúp người dân có khả năng tiếp cận kiến thức và đổi mới sáng tạo, bao gồm áp dụng công nghệ số phù hợp là cách để hỗ trợ nâng cao năng suất theo hướng thay thế các phương thức thâm dụng lao động.

WB cũng khuyến nghị Việt Nam tiếp tục cải thiện chất lượng và trợ giúp xã hội cần được thực hiện hiệu quả hơn cho các hộ nghèo, theo hướng mở rộng phạm vi bao phủ và tăng mức hỗ trợ.

Tại Lễ công bố báo cáo nghèo đa chiều 2021 với chủ đề: “Thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững theo mọi chiều cạnh và mọi nơi ở Việt Nam” vừa diễn ra cuối tháng 7 vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến cuối năm 2021 còn 2,23%. 

Báo cáo cũng chỉ ra, các kết quả nghèo đa chiều có liên quan chặt chẽ đến những thành tựu tích cực trong việc thúc đẩy việc làm, năng suất, tăng cường dịch vụ xã hội và trợ giúp xã hội. 

Để duy trì giảm nghèo đa chiều nhanh chóng đến năm 2030, Việt Nam cần thực thi các chính sách toàn điện để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu khắt khe hơn và đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi từ phát triển kinh tế và không ai bị bỏ lại phía sau. Các biện pháp này có thể được phân thành 3 nhóm dựa trên ba trụ cột của giảm nghèo đa chiều. Thứ nhất, nền tảng của nền kinh tế cần được củng cố để thúc đẩy việc làm có năng suất, với trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, hội nhập toàn cầu, cải thiện cơ sở hạ tầng thông suốt. Thứ hai, điều quan trọng là phải cung cấp cho mọi người các dịch vụ xã hội chất lượng cao. Thứ ba, hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam cần được mở rộng và tăng cường.

Bùi Hoa, Ánh Tuyết, Lê Thúy, Hồng Khanh, Đức Yên, Hoàng Hà, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.