Truyền thanh thông minh - giải pháp giảm nghèo thông tin ở Nam Định

Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Nam Định đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở.
Đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành tự động và sản xuất các chương trình truyền thanh trên các ứng dụng thông minh nền tảng công nghệ 4.0, số hóa các chương trình truyền thanh là Đài Truyền thanh thị trấn Mỹ Lộc (Mỹ Lộc, Nam Định).

 Theo đó, từ khi sử dụng, nền tảng truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin với phương thức truyền dẫn âm thanh qua internet đã thể hiện rõ nhiều ưu điểm vượt trội, không chỉ thời gian tác nghiệp nhanh, dễ khắc phục sự cố, mà việc quản lý, kiểm soát chất lượng tín hiệu tới từng cụm loa được cải thiện rõ rệt.
 Trước đây, khi công nghệ số chưa phát triển, loa truyền thanh có dây ở huyện Mỹ Lộc bộc lộ nhiều hạn chế như chất lượng âm thanh kém, không đồng đều trong toàn tuyến; việc kéo dây rất vất vả và tốn kém ở những nơi xa trung tâm.
Bên cạnh đó, hệ thống phát thanh hay bị chạm, chập, mất tín hiệu; dây truyền thanh chằng chịt, mất mỹ quan, nguy hiểm, khó bảo dưỡng, sửa chữa. 
 Khi công nghệ số phát triển, huyện áp dụng công nghệ số vào truyền thanh không dây, khiến chất lượng âm thanh tốt và đồng đều trên toàn tuyến, đồng thời có thể lắp đặt ở bất kỳ điểm nào nếu có điện; việc lắp đặt, bảo trì, sửa chữa đỡ vất vả hơn.
Từ Mỹ Lộc, các địa phương khác ở Nam Định cũng đã được trang bị hệ thống đài truyền thanh thông minh FM IP ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 gồm máy tính, bộ tích hợp, thiết bị thu phát, loa 25W, thiết bị tích hợp số hóa và sim 4G, các thông tin được truyền tải nhanh, hiệu quả hơn rất nhiều.
Đặc biệt, phần mềm của hệ thống cũng có thể được cài đặt đồng bộ trên điện thoại thông minh, có kết nối internet, rất thuận tiện cho phát thanh viên không phải trực tiếp thu âm tại nhà văn hóa hoặc một địa điểm cố định như trước mà có thể thu qua máy tính hoặc điện thoại vô cùng tiện lợi.
Bên cạnh đó, truyền thanh thông minh 4.0 ra đời cũng giúp nhân viên điều khiển phát sóng, tiếp âm đài Trung ương và địa phương đúng khung giờ quy định mà không cần phải lên trụ sở làm việc, khối lượng công việc được giảm tải rõ rệt. 
Hiện, toàn tỉnh Nam Định có 10 đài huyện và 226 đài xã, phường; trong đó đài truyền thanh hữu tuyến (có dây) có 140 đài, đài truyền thanh vô tuyến (truyền thanh không dây) có 86 đài đang hoạt động.
 Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 11 đài chuyển từ công nghệ truyền thanh không dây, có dây sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã phát huy tích cực vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương đến nhân dân.
Qua đài truyền thanh cơ sở, người dân tiếp cận các thông tin chính thống về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đây được coi là loại hình thông tin chủ lực trong công tác giảm nghèo về thông tin cho người dân địa phương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin. Có thể nói, việc đưa hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ Al vào đời sống là bước đột phá, góp phần giảm nghèo thông tin tại các vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy địa phương phát triển kinh tế - xã hội. 

Nhiều người dân nhờ thông tin từ đài truyền thanh biết đến các mô hình sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế. Từ đó họ học hỏi, tìm tòi và vươn lên thoát nghèo.
Việc triển khai đài truyền thanh không dây còn góp phần tích cực, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn các huyện nói riêng, tỉnh Nam Định nói chung. Qua đó đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng kịp thời, chủ động, chính xác và hiệu quả. 

Thuý Vy

Văn Chuyên và nhóm BTV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.