Trong công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ mới, vai trò của Thông tin cơ sở được xác định ở các văn bản như: Chỉ thị số 07 – CT/TƯ, ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Chỉ thị số 31-HD/BTGTƯ, ngày 20/4/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 07-CT/TƯ của Ban Bí thư (khóa XII) về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”…

Thông tin cơ sở phát huy được vai trò là một kênh thông tin thiết yếu, có lợi thế nhất ở cơ sở (gần dân, sát dân), tuyên truyền rất hiệu quả đến người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mà không có kênh truyền thông nào có thể làm được với số lượng người được tiếp cận thông tin rất đông đảo (khoảng 80 triệu người).

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, thông tin cơ sở đã phát huy hiệu quả khi mọi thông tin về: kiến thức phòng chống dịch bệnh; diễn biến dịch bệnh ở địa phương, trong nước và thế giới cập nhật liên tục trên hệ thống loa cấp cơ sở; thông tin về công tác truy vết, tiêm phòng vaccine, hỗ trợ nhu yếu phẩm tại địa phương… liên tục được cơ sở truyền tải đến người dân nhanh chóng và chính xác.

Nhờ làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở, nhân dân ta đã hiểu đúng, nhận thức cao về dịch bệnh, đấu tranh phản bác lại các thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng xã hội, đồng lòng ủng hộ các quyết sách của Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”, giúp Việt Nam trở thành “điểm sáng của thế giới trong công tác phòng chống dịch COVID-19 về mặt hiệu quả và chi phí thấp, song trên hết vẫn là niềm tin sắt son, tinh thần đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của người dân, là sự hòa quyện của "Ý Đảng – Lòng Dân".

Báo cáo của Cục thông tin cơ sở cho thấy hoạt động thông tin cơ sở hiện nay được tổ chức bằng nhiều loại hình thông  tin khác nhau. Trong đó, truyền thanh cơ sở (xã, phường, thị trấn) là loại hình thông  tin chủ lực, phát huy được vai trò, hiệu quả trong công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở, đưa thông tin trực tiếp đến người dân. 

Hệ thống truyền thanh cấp huyện: Hiện có 537 đài truyền thanh cấp  huyện sáp nhập thành Trung tâm Truyền thông và Văn hóa/Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao theo Quyết định 308/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020, đạt tỷ lệ 80,5%.

Bên cạnh hệ thống truyền thanh, thông tin cơ sở còn bao gồm: Trang thông tin điện tử (bản tin điện tử); Bản tin thông tin cơ sở (bản tin giấy); Các tài liệu được xuất bản không kinh doanh…

Cục thông tin cơ sở – Bộ TTTT cho biết, một trong những tồn tại trong hoạt động TTCS đến từ chính quyền địa phương. Vì chưa đánh giá đúng vai trò, hiệu quả của thông tin cơ sở, người đứng đầu các đại phương chưa quan tâm chỉ đạo tổ chức hoạt động, chưa bố trí nhân lực,  kinh phí dành cho đầu tư phát triển cũng như duy trì hoạt động hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn.

Đến nay, vẫn chưa có quy hoạch về mạng lưới thông tin cơ sở trên phạm vi toàn quốc, từ đó xảy ra tình trạng không thống nhất trong cách thức tổ chức và hoạt động thông tin cơ sở tại các địa phương.

Gần đây, sự vươn lên mạnh mẽ và chiếm lĩnh của các phương thức truyền thông hiện đại, thông tin cơ sở tỏ ra “yếu thế” trước sự phát triển của báo chí hiện đại và truyền thông. Thông tin cơ sở vẫn thực hiện phương thức tổ chức hoạt động chủ yếu theo cách làm truyền thống, qua nhiều cấp trung gian; thông tin một chiều từ trên xuống, chưa có sự tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân – điểm hạn chế lớn nhất của thông tin cơ sở trong thế giới hiện đại với thông tin đa chiều, phong phú, liên tục cập nhật cùng với lượng dữ liệu thông tin khổng lồ…

Chẳng hạn, đơn cử cho “cuộc chiến thông tin” không cân sức giữa mạng xã hội và thông tin cơ sở: Một bên - sự ra đời của mạng xã hội và ứng dụng rộng rãi của Smartphone – mấy chục triệu “các nhà báo quần chúng” liên tục cập nhật thông tin về các sự kiện xảy ra tại địa phương, trong nước và thế giới cùng muôn cung bậc cảm xúc cá nhân trên mạng xã hội… Bên kia, thông tin cơ sở lại vẫn duy trì công nghệ, thiết bị kỹ thuật của hệ thống thông tin cơ sở phần lớn lại là cũ, lạc hậu, nhiều nơi xuống cấp, không sử dụng được và số nhân lực đến năm 2021 chỉ có 7.582 người. Bên cạnh đó, ưng dụng công nghệ trong tổ chức, quản lý hoạt động thông tin cơ sở còn khá nhiều hạn chế.

Tiếp cận từ quan điểm Bộ trưởng Bộ TTTT và “cơ hội thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại”: Chuyển đổi số tạo ra cơ hội lớn cho những nước đang phát triển, “không có nhiều gánh nặng quá khứ” về hạ tầng và thể chế cũng như năng lực cạnh tranh – Ngành thông tin cơ sở đã định hướng thực hiện “chuyển đổi số” để phát triển Ngành. Khó khăn về công nghệ, nhân lực… có thể lại là ưu điểm của hành trang thật nhẹ nhàng để ngành thông tin cơ sở bước vào chặng đường phát triển mới.

Được biết, trong giai đoạn tới, chiến lược phát triển đang được Cục thông tin cơ sở - Bộ TTTT theo đuổi có nội dung quan trọng của chuyển đối số ngành thông tin cơ sở, cùng với các chỉ tiêu được hướng đến cụ thể như sau:

- Đến năm 2023, 100% nội dung thông tin thiết yếu của Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện cung cấp cho hoạt động thông tin cơ sở trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thông thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

- Đến năm 2023, 100% văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và báo cáo, thống kê từ cơ sở về hoạt động thông tin cơ sở được thực hiện trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

- Đến năm 2025, 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn tỉnh, thành phố.

- Đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây/không dây FM chuyển đổi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

- Đến năm 2025, sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói; chuyển ngữ nội dung phát thanh tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số.

Như mọi ngành, lĩnh vực khác, ngành Thông tin cơ sở phải kinh qua các giai đoạn thăng trầm trong quá trình xây dựng và trưởng thành cũng như chịu sự chi phối của quy luật đào thải khắc nghiệt của hành trình phát triển. Để khẳng định được vị thế của mình, ngành thông tin cơ sở cần phát huy tối đa mọi nguồn lực, trong đó, trách nhiệm trước nhất thuộc về Người Lãnh đạo Ngành - người thuyền trưởng đầy quả cảm và quyết đoán để đưa con thuyền thông tin cơ sở vượt qua thách thức, vươn lên tầm cao mới.

Diệu Thúy, Lê Dũng, Thu Hà, Lê Thúy, Hồng Khanh, Đức Yên

Truyền thanh thông minh: Giải pháp giảm nghèo thông tin hiệu quả

Những năm qua, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã phát huy tốt vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân.

Bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Điện Biên

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì tập trung ở 4 xã của huyện Mường Nhé- nơi tiếp giáp với hai quốc gia  Lào và Trung Quốc.

Nghề mây tre đan giúp người Thái ở Điện Biên thoát nghèo

Nghề mây tre đan ở bản Nà Tấu 1, xã Nà Tấu (TP. Điện Biên Phủ) là một trong bốn làng nghề của tỉnh Điện Biên vừa được công nhận đủ tiêu chuẩn làng nghề truyền thống của Chính phủ.

Đảm bảo mục tiêu 100% xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo được truy nhập Internet

Theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, sẽ hỗ trợ thiết bị đầu cuối phục vụ học tập, thông tin liên lạc cho 800.000 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác.

Người phụ nữ 30 năm gắn bó với cây chè và người Mông Suối Giàng

Trong những năm qua, Hợp tác xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được bà con tin yêu gọi là “Hợp tác xã đồng bào” bởi 20 thành viên của HTX chủ yếu là đồng bào dân Mông, Dao.

Bà con dân tộc Tày, Nùng ở Trùng Khánh thoát nghèo nhờ làm homestay

Với lợi thế cảnh quan gồm hang động, thác nước và núi non hùng vĩ, nguyên sơ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi… huyện Trùng Khánh (Cao Bằng)

Xã “ trầm hương”: người dân thu nhập hàng tỷ đồng nhờ cây gió Trầm

Cây Gió trầm là loại cây thân gỗ, xuất hiện từ lâu và đã phát triển địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Trong nhiều năm qua, người dân đã nhân giống và phát triển trong các vườn hộ. Tại Phúc Trạch, 100% hộ gia đình trồng cây Gió Trầm.

Kon Tum ưu tiên chuyển đổi số để tăng tốc phát triển KT-XH

Theo dự báo, trong 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi lớn. Đó là xu hướng chuyển đổi số với sự chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới số. Toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển sang môi trường số.

Tổ chức carnaval: Tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS

Tỉnh Lai Châu đầu tư tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu, trong đó đặc biệt là Carnaval để tập trung quảng bá hình ảnh về đất và người Lai Châu

Bưởi Phúc Trạch “ chuyển đổi số” giúp người dân Hương Trạch thoát nghèo

Hương Trạch là xã miền núi của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nằm cách trung tâm huyện khoảng 20km, với tổng diện tích tự nhiên 11.230,06 ha, dân số gần 2000 hộ.