Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định lĩnh vực thông tin, truyền thông có vị trí quan trọng và ngày càng cần thiết trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và truyền thông là phải đi đầu, là một trong những động lực truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, năm 2022, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nỗ lực vượt khó khăn và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đó là nhờ sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự đồng hành, giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có đóng góp quan trọng của ngành Thông tin và Truyền thông.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ một số hạn chế Bộ cần khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể, nhận thức và tổ chức về công tác tuyền thông chưa thật sự ngang tầm, chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tiễn.

Chuyển đổi số dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa tạo được sự đột phá về tư duy, nhận thức, hành động, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp. Việc thanh, kiểm tra còn hạn chế; kết quả xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí, biểu hiện lệch lạc trong công tác báo chí, truyền thông chưa được khắc phục...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trong năm 2023, Bộ Thông tin Truyền thông cần xác định bối cảnh khó khăn, thách thức trên thế giới cũng như trong nước, cần tiếp tục chủ động, tích cực, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Năm 2023 có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII "Coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa."

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông cần tập trung hoàn thiện công tác thể chế, nhất là trong công tác truyền thông; chuyển đổi số; quản lý Nhà nước; khoa học công nghệ... Phấn đấu hoàn thiện việc phủ sóng toàn diện, bao trùm viễn thông đến tất cả người dân ở mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để mọi người dân đều được hưởng thụ về dịch vụ viễn thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với Tập đoàn điện lực triển khai công tác này, để làm sao điện và viễn thông đến được mọi miền đất nước cho đất cả mọi người dân, dù là biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chú trọng cập nhật, xử lý dữ liệu thường xuyên, liên tục. Dữ liệu là tài nguyên đặc biệt, cần phải lưu trữ, chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách an toàn, bảo mật, khoa học, hiệu quả, tạo nên các giá trị gia tăng, thông qua đó hỗ trợ chuyển đổi phương thức quản trị quốc gia và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mỗi người dân; đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, trong đó lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt các nguồn đầu tư xã hội.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022), trong đó có 02 Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin và truyền thông về giảm nghèo đa chiều thuộc Dự án: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin xác định các mục tiêu: (i) Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin; (ii) Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo có hệ thống đài truyền thanh hoạt động, phục vụ tốt cho công tác thông tin, tuyên truyền và quản lý, điều hành tại địa phương; (iii) Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững; (iv) Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

Tiểu dự án truyền thông về giảm nghèo đa chiều xác định các mục tiêu tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

Để triển khai hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới, tỉnh Hà Tĩnh đã rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2022. Kết quả cho biết, toàn tỉnh còn 14.527 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,79% (giảm 3.321 hộ nghèo so với năm 2021 - tương ứng giảm 0,89% tỷ lệ hộ nghèo); tổng số hộ cận nghèo 15.486 hộ, chiếm tỷ lệ 4,04% (giảm 3.934 hộ cận nghèo so với năm 2021- tương ứng giảm 1,05% tỷ lệ hộ cận nghèo).

Giai đoạn 2022-2025, Hà Tĩnh đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các xã có tỷ lệ nghèo đa chiều trên 10% đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 0,6 - 1,0%/năm; Đến năm 2025, có 100% xã có tỷ lệ nghèo đa chiều đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.

Để hoàn thành mục tiêu Chương trình Quốc gia về giảm ghèo bền vững trong giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Hà Tĩnh triển khai các dự án như: đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, đặc biệt chú trọng tiêu chí truyền thông và giảm nghèo về thông tin ở các vùng lõi nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Diệu Thúy, Thu Hà, Kiên Trung, Xuân Quý, Hoàng Giang, Anh Dũng, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.