Tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng công tác xóa đói, giảm nghèo của nước ta đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trở thành một trong những hình mẫu về thành tựu xóa đói, giảm nghèo, là câu chuyện thành công, truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu.

Để một Việt Nam không có đói nghèo, Việt Nam tiếp tục hỗ trợ người nghèo vươn lên. Giảm nghèo không chỉ bằng trí tuệ mà cả trái tim. Góp bàn về giải pháp chủ yếu xóa đói giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội theo tiêu chí mới, Thạc sĩ Cù Huy Điển, Viện trưởng Viện Phát triển văn hóa dân tộc đã đưa ra các gợi ý sau:

Một là, quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Trước hết, phải tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo, mà nội dung là sự tiếp tục và mở rộng các chương trình xóa đói, giảm nghèo, kể cả chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện, xã, thôn bản nghèo. Cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp, các ngành phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, coi đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình; chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình một cách tích cực, khoa học, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, đồng thời ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của chương trình; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, tìm ra cách làm phù hợp với điều kiện đặc thù của từng đơn vị, địa phương, phát hiện những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt để kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng, uốn nắn những lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm trong thực hiện chương trình...

Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân phát huy những kết quả đạt được và những kinh nghiệm tích lũy được, tiếp tục tham gia tích cực, có kết quả, bằng những hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo vào việc thực hiện chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”, nhất là tháng cao điểm Vì người nghèo (17/10 - 18/11), để các hoạt động vì người nghèo thực sự trở thành phong trào thi đua yêu nước của quần chúng, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân: cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, ở cả thành phố và nông thôn, ở mọi vùng, miền của đất nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội vào thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Kịp thời biểu dương, tôn vinh những tấm lòng nhân ái, hảo tâm, thiện nguyện giúp dân xóa đói, giảm nghèo.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình quốc gia vì người nghèo, để xóa bỏ một cách căn bản những nguyên nhân sinh ra nghèo đói, xóa nghèo một cách bền vững, các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước mà Ðại hội XIII của Ðảng đã đề ra.

Trong đó, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, để đến năm 2045 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Trong tái cơ cấu nền kinh tế, cần thu hút đầu tư và chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để sử dụng, tạo việc làm, thu nhập cho lực lượng lao động đông đảo, phần đông là còn nghèo trong vùng và phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng.

Trong thực hiện đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần hết sức quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông điện, nước, thông tin liên lạc và phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, tăng cường dạy nghề cho vùng nông thôn, đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để đồng bào vươn lên phát triển sản xuất, vượt qua nghèo đói, tiến tới làm giàu cho mình, cho đất nước. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Năm là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là đối với người nghèo, hộ nghèo vượt qua khó khăn hoặc rủi ro trong cuộc sống. Đồng thời, “Xây dựng cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi người dân Việt Nam. Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển”.

Nhà nước tăng cường đầu tư và có cơ chế chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho xây dựng, nâng cao chất lượng hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, các phương tiện liên lạc, cứu hộ, cứu nạn ở vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ; hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra; đồng thời huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các vùng, miền, các tỉnh, thành phố, địa phương, các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra để vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhân văn và cao cả, phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc; thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội Việt Nam. Mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng các tổ chức xã hội hãy chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giúp dân xóa đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Viết Chung (lược trích)

Diệu Bình, Ngân Phương, Văn Minh, Hồng Liên, Mỹ Hòa, Quyết Thắng, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.