Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các hoạt động học tập nghị quyết, quán triệt các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được tổ chức rộng rãi theo hình thức trực tuyến tới tất cả các tổ chức cơ sở Đảng trên toàn quốc. Đây cũng chính là đổi mới trong hoạt động “truyền thông” về các chủ trương chính sách quan trọng của Trung ương tới cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống, để từ đó quán triệt, thống nhất ý chí và hành động. 

 Công tác truyền thông về hiệu quả hoạt động của Quốc hội cũng được Quốc hội khóa XV đặc biệt chú trọng, với nhiều đổi mới rõ rệt, cho thấy công tác truyền thông được coi như một trong những phương thức quan trọng để gia tăng hiệu quả giám sát và quyết nghị các vấn đề lớn, chính sách lớn của Quốc hội.

Chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đặt công tác chủ động truyền thông chính sách trong toàn hệ thống chính quyền từ Trung ương tới địa phương ở vị trí trung tâm trong công tác chỉ đạo điều hành, với hàng trăm hội nghị trực tuyến toàn quốc để chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 và khôi phục phát triển kinh tế.

Hệ thống báo chí, truyền thông (bao gồm Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, các báo, đài, các trang thông tin điện tử tổng hợp, hệ thống thông tin ở cơ sở, các phương thức truyền thông mới qua mạng xã hội, tin nhắn qua hệ thống viễn thông... ) cũng góp phần hết sức to lớn vào việc truyền đi kịp thời những thông điệp quan trọng trong chính sách của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Tất cả để nhằm mục tiêu “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”.

Trong hơn 2 năm qua, nước ta đã rút được nhiều bài học quý báu và đúc kết được nhiều kinh nghiệm, cách làm hay, riêng có của mình để truyền thông và tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị và trong xã hội trước những vấn đề lớn. Thành công của những chủ trương, quyết sách lớn trong phòng chống dịch có bóng dáng của hoạt động truyền thông chính sách nhất quán, đa dạng, đa phương thức từ trung ương tới tận các xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, các kết quả bước đầu của việc đổi mới công tác truyền thông chính sách chủ yếu vẫn tập trung ở các cơ quan đầu não ở trung ương. Nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa hình thành được đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp, chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí nguồn lực phù hợp (cả nhân lực, điều kiện làm việc và kinh phí) cho công tác này.

 Thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực" nêu rõ, truyền thông chính sách có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực thi chính sách.

Kết quả đạt được trong công tác truyền thông chính sách của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông thời gian qua đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông chính sách còn một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, thiết thực của công tác truyền thông chính sách. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về truyền thông chính sách.

Công tác truyền thông chính sách cần phải bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên; đồng thời góp phần tham gia giải quyết những tồn đọng kéo dài ở chính nội tại của nền kinh tế mà nước nào qua quá trình chuyển đổi cũng gặp phải; ứng phó phù hợp, hiệu quả với những vấn đề mới phát sinh để người dân hiểu, chia sẻ với Đảng, Nhà nước và Chính phủ.                

Thủ tướng yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người đứng đầu về vị trí, vai trò của công tác truyền thông chính sách; chủ động, làm tốt công tác truyền thông chính sách trong lĩnh vực quản lý của mình. Trong đó, khuyến khích đổi mới sáng tạo về nội dung, cách làm truyền thông chính sách, bảo đảm đủ chất liệu, số liệu thực tế, linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kịp thời, nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách.

Các cơ quan đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới; tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; đưa các kênh thông tin đa phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông chính sách; xây dựng công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông chính sách.

Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; các lực lượng ở địa bàn cơ sở trong công tác truyền thông chính sách.

Các bộ ngành, địa phương xây dựng đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông chính sách có năng lực, có chuyên môn, có tâm, có đức bảo đảm hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả; nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn quy trình thực hiện truyền thông chính sách.

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế của công chức, viên chức làm công tác truyền thông chính sách chuyên trách cho thống nhất trong các cơ quan của Chính phủ.

Các bộ, các ngành, địa phương quan tâm bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương bố trí kinh phí chi thường xuyên để tăng cường công tác truyền thông chính sách và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện thể chế, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ quan truyền thông, báo chí, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách, vừa phát huy sự lãnh đạo, chỉ đạo, vừa phát huy tính sáng tạo…

Truyền thông chính sách là tất cả các hoạt động của chính quyền và các tổ chức trong khu vực công nhằm chuyển tải và chia sẻ thông tin, chủ yếu nhằm tạo ra văn hóa công khai thông tin, đồng thời trình bày và giải thích các quyết định và hành động của Chính phủ.

Ở nước ta, công tác truyền thông chính sách hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng với phương châm: Truyền thông luôn phải đi trước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả những xu hướng thông tin sai lệch bản chất, không có lợi cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều thành tựu về truyền thông chính sách thời gian qua, nhiều vấn đề cũng nảy sinh trong cách thức tổ chức lực lượng và đầu tư nguồn lực trong công tác này; đòi hỏi cần tư duy lại cách thức tổ chức và thực hiện công tác truyền thông chính sách trong tình hình mới, trên cơ sở phát huy ưu thế sẵn có và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để thống nhất lại nhận thức, hành động và nguồn lực.

Tại tỉnh Bắc Ninh, thời gian qua các Sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực chuyển tải đầy đủ kịp thời tới người dân và các doanh nghiệp trong địa bàn về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Tỉnh xung quanh các chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày càng được mở rộng và phát triển. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Cơ giới hóa được triển khai đồng bộ đã góp phần giảm công lao động, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và giá trị sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC được đầu tư theo hướng hiện đại, bền vững và cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân trong sản xuất nông nghiệp...

Kim Duyên, Bình Minh, Văn Minh, Hồng Liên, Mỹ Hòa, Hữu Hải, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.