Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những năm qua, tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) không ngừng tăng; số lượt người thụ hưởng chính sách ngày càng lớn; công tác đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân luôn kịp thời, nhất là khi dịch COVID-19 tác động… Để đạt được những kết quả đó có sự đóng góp to lớn, sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thành phố Vũng Tàu nhằm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của người dân đối với việc tham gia BHXH.

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách BHXH… thành phố Vũng Tàu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động, người dân, đối tượng thụ hưởng về các chính sách, lợi ích của BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng và BHYT. Nhờ đó, tỷ lệ người dân tham gia đóng BHXH, BHYT ngày càng tăng.

Có thể thấy, những kết quả mà ngành BHXH đã khẳng định những chiến lược, những bước đi bài bản, có sự quyết liệt và tinh thần phối hợp với các ban ngành hiệu quả. Làm được điều này cho thấy, những nỗ lực lớn của BHXH Việt Nam trong việc đưa những chính sách quan trọng đi sâu vào thực tiễn đời sống và mang đến những lợi ích thiết thực cho người dân.

Xác định BHYT là động lực quan trọng, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể thành phố Vũng Tàu đã vào cuộc tích cực tuyên truyền, vận động, từng bước mở rộng, gia tăng đối tượng tham gia BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Để người tham gia bảo hiểm xã hội, các địa phương đang thay đổi cách tiếp cận. Thay vì chờ người dân đến đăng ký tham gia như trước, nay các cán bộ bảo hiểm xã hội tỉnh đã chủ động và trực tiếp đến tận cơ sở, hộ dân để tuyên truyền.

Lãnh đạo cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố cho biết, đây là kết quả tích cực kể từ khi thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố từ năm 2016 đến nay. Sau khi ký kết Quy chế giữa địa phương và cơ quan bảo hiểm, 2 đơn vị đã chỉ đạo, phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN đến các tầng lớp nhân dân.

Ở cấp huyện, Quy chế này cũng được thực hiện chặt chẽ, liên tục và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Ông Ngô Minh Hải, Phó Giám đốc BHXH huyện Long Điền cho biết, thời gian qua, Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với BHXH huyện đã tổ chức tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN… Nhờ vậy, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng lan tỏa, được người dân hưởng ứng. 

Theo báo cáo của BHXH thành phố Vũng Tàu, tính đến đầu tháng 12 năm 2022, tỷ lệ lao động tham gia BHXH toàn thành phố Vũng Tàu đạt 40,05%, vượt 0,05% so với chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu và Công văn số 2931/UBND-VP ngày 14/3/2022 về việc phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2022.

Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ BHYT mới đạt 89,5% dân số, thấp hơn 3,2 % so với chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thấp hơn 3,7% so với chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy và Công văn số 2931/UBND-VP của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tại thành phố Vũng Tàu, kết quả thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2019-2022 thì tỷ lệ bao phủ đạt 90,20%. Để tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bảo hiêm y tế, UBND thành phố Vũng Tàu đã giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2021-2023 thành phố Vũng Tàu, thì năm 2021 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,43% và đến năm 2023 phấn đấu đạt 93,92%.

Đối với phát triển nhóm người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHXH thì thành phố Vũng Tàu tiếp tục phối hợp với BHXH thành phố Vũng Tàu thực hiện thống kê, rà soát khai thác triệt để các doanh nghiệp có sử dụng lao động, nhưng chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ BHXH bắt buộc, BHYT cho người lao động thông qua dữ liệu cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, tiếp tục duy trì số người đã tham gia BHXH tự nguyện đến hết tháng 12/2022, tối thiểu là 95%; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện bằng nhiều hình thức, gửi danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện đến đại lý thu để đôn đốc, vận động tiếp tục tham gia. Vận động nhóm người có nhiều tiềm năng như chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp không hưởng tiền lương, người hoạt động không chuyên trách ở khu phố, thôn, tổ dân phố, hội viên, thành viên các hội, đoàn thể, quần chúng, nhóm người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, tạm thời nghỉ việc… tham gia BHXH tự nguyện.

Năm 2022, để tri ân các gia đình chính sách và làm tốt công tác an sinh xã hội, thành phố Vũng Tàu đã mua BHYT cho 7.295 lượt người có công và thân nhân người có công với số tiền 1.467.657.450 đồng. BHYT là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. BHYT giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe… trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn…

BHYT của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của Luật Bảo hiểm mà nhà nước ban hành.

Hiện BHYT có 2 hình thức tham gia là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Đối với BHYT bắt buộc có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đó là: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do cơ quan BHXH đóng; nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Theo quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia của BHYT tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia BHYT tự nguyện. Từ ngày 01/12/2018, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực thi hành, người bệnh có thẻ BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi như: Được thanh toán BHYT nếu nơi điều trị gửi mẫu xét nghiệm đến nơi khác, đang điều trị nhưng thẻ BHYT hết hạn vẫn được thanh toán kéo dài thêm 15 ngày.

Theo BHXH thành phố Vũng Tàu thì, hiện nay số người tham gia BHYT tại thành phố Vũng Tàu theo hộ gia đình là nhóm thuộc diện khó vận động tham gia nhất, để đạt chỉ tiêu bao phủ BHYT năm 2025, toàn thành phố phải vận động phấn đấu thêm 1.700 người tham gia BHYT tự nguyện nữa, nhiệm vụ này rất cần UBND các phường, xã quan tâm tích cực vận động, trong đó đội ngũ cán bộ Khu phố, Tổ dân cư rất quan trọng, nơi tiếp cận gần với dân, BHXH thành phố sẽ phối hợp tích cực với phường đặt bảng nơi đại lý BHYT tại khu dân cư vì BHYT là một loại hình bảo hiểm sức khỏe vô cùng cần thiết đối với cộng đồng.

Tại buổi làm việc giữa Thành ủy Vũng Tàu và BHXH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (đầu tháng 11/2022 vừa qua), ông Trần Đình Khoa - Bí thư Thành ủy Vũng Tàu cho biết: “Hiện nay, quỹ BHXH, BHYT là do Nhà nước quản lý và điều hành, mục tiêu là để đảm bảo công tác an sinh xã hội. Tuy nhiên, có người dân biết được, có người dân chưa hiểu được, có người dân vì điều kiện kinh tế chưa thể tham gia được… nên chúng ta muốn cho người dân an tâm hơn thì phải tích cực vận động người dân. Vì vậy, tôi đề nghị tất cả các xã, phường tăng cường công tác truyền thông, làm thế nào để người dân, người lao động tham gia rộng rãi hơn.

Đối với các xã, phường trên địa bàn có số lượng lớn người chưa tham gia BHYT thì cần nắm kỹ lại để có giải pháp, có hướng truyền thông hiệu quả. Tất cả các xã, phường 100% người dân tham gia BHYT là tốt nhất. Song song đó, đề nghị các đơn vị cần chú trọng truyền thông rộng rãi cho tất cả các đối tượng là người lao động, người dân tham gia BHXH, BHYT cài đặt VssID để họ biết quá trình tham gia và quyền lợi chế độ ra sao; tăng cường công tác phối hợp xử lý tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT của người lao động”.

Có thể thấy rằng, BHXH, BHYT là một chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển KT-XH của địa phương. Với quyết tâm cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, BHXH thành phố Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân theo lộ trình đã đề ra.

Trong thời gian tới, BHXH thành phố Vũng Tàu sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư đổi mới, tăng cường công tác truyền thông; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định, quản lý quỹ BHYT; nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ, trong đó tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa nhân văn, tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT trong cuộc sống.

Diệu Thúy, Thu Hà, Kiên Trung, Xuân Quý, Hoàng Giang, Anh Dũng, Lê Thúy, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.