Thông tin và truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng với người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Khi xây dựng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới, 1 trong 5 chiều thiếu hụt là thiết hụt thông tin. 

Làm việc với các tỉnh trong thời gian qua, Bộ thông tin và truyền thông nhận thấy việc chuyển đổi số cho các tỉnh chủ yếu tập trung các lĩnh vực: y tế; giáo dục; nông nghiệp, du lịch. Các tỉnh nên ưu tiên 4 lĩnh vực này là chính.

Thời gian qua Bộ thông tin và truyền thông đã nỗ lực phủ sóng di động và băng rộng cố định đến tất cả các thôn, 100% người dân dùng smartphone, 80% hộ gia đình có Internet.

Bộ thông tin và truyền thông cũng đã thành công trong thí điểm 12 xã thông minh với quan điểm lấy người dân làm trung tâm. Nếu làm xong chuyển đổi số của xã thì bản chất cũng là thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn. 

Theo báo cáo của Bộ thông tin và truyền thông, Bộ đã xây dựng và triển khai tiêu chí số 8 về nông thôn mới, với 2 dự án nội dung thành phần: Tăng cường cơ sở vật chất cho thông tin và truyền thông; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

Trong giai đoạn trước, Bộ thông tin và truyền thông dự án truyền thông giảm nghèo đã thực hiện 350 lớp tập huấn cho 26.000 lượt cán bộ tuyên truyền viên, 76 buổi tọa đàm, 798 cuộc đối thoại chính sách với trên 71.000 lượt người, sản xuất 2.850 chương trình phát thanh, 281 chương trình truyền hình, 5.025 chuyên san, 460.000 tờ rơi, tờ gấp, 42.745 cuốn sách chuyên đề;… Hội thi giảm nghèo, sân khấu hóa đã được nhiều tỉnh tổ chức như Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi… Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo đã được triển khai trong 3 năm từ 2017 – 2019 với nhiều tác phẩm đạt giải.

Thông tấn xã Việt Nam và Bộ thông tin và truyền thông đã tổ chức sản xuất các tin, bài đăng trên báo điện tử, báo ảnh… cung cấp thông tin cho dân tộc thiểu số. Bộ thông tin và truyền thông và các cơ quan khác đã xuất bản và phát hành 08 cuốn sách, phát hành 105.084 cuốn, 18 ấn phẩm truyền thông, phát hành 111.500 cuốn lịch; Thiết lập 13 cụm thông tin tại cửa khẩu biên giới, trung tâm giao thông...

Các địa phương đã tổ chức 142 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 20.226 lượt cán bộ; Tổ chức sản xuất, phát sóng khoảng 11.000 chương trình phát thanh và trên 600 chương trình truyền hình; Xuất bản 36 đầu sách chuyên đề về giảm nghèo, với số lượng in và phát hành khoảng 56.500 cuốn sách; Xuất bản và phát hành 116.400 chuyên san; Xây dựng 8.760 video clip; Thực hiện hỗ trợ 9.694 tivi và 4.058 radio cho các hộ nghèo (137,5%); Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cơ bản đã được thực hiện cho 234 huyện (234%) và 794 xã (132,3%); Nâng cấp 582 điểm tuyên truyền cổ động ngoài trời ở 356 xã nghèo (16%); Thiết lập 07 cụm thông tin cơ sở (đạt 100% kế hoạch).

Đặc biệt, đáng chú ý là việc thực hiện dự án nông thôn mới, số xã có điểm phục vụ bưu chính đạt tỷ lệ 94,5%; số xã có dịch vụ viễn thông, Internet đạt 97,8%; số xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn đạt 90,9%; số xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành đạt 94,5%. Bộ thông tin và truyền thông đứng ở top cao mức độ hoàn thành.

Bộ thông tin và truyền thông đã đề xuất tiêu chí thông tin và truyền thông trong bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và đề xuất cho giai đoạn 2021 – 2025 bao gồm xã đạt chuẩn nông thôn mới về viễn thông, Internet và xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội.

Theo đó: Xã đạt chuẩn nông thôn mới về viễn thông, Internet là tất cả các thôn, bản trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất 1 trong 2 loại dịch vụ điện thoại (trên mạng viễn thông cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất) và ít nhất 1 trong 2 loại dịch vụ truy nhập Internet (trên mạng băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng băng rộng di động mặt đất). Dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone chiếm 55% số thuê bao; riêng các xã tại huyện đảo là 45% số thuê bao.

Giai đoạn 2016 - 2025, xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội là xã phải có máy vi tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức, với tỷ lệ máy vi tính/số cán bộ, công chức của xã đạt 80%. Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật) đạt tối thiểu 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đạt tối thiểu 70% đối với các xã còn lại.

Tỷ lệ cán bộ, công chức của xã được trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, chính phủ điện tử, chính quyền điện tử đạt tối thiểu 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; đạt tối thiểu 70% đối với các xã còn lại. Tỷ lệ người dân từ 10 tuổi trở lên của xã được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số đạt ít nhất 40% đối với xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; đạt ít nhất 60% đối với các xã còn lại.

Xã ứng dụng công nghệ thông tin phải sử dụng ít nhất một trong các phần mềm ứng dụng sau: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thư điện tử chính thức của CQNN, hệ thống một cửa điện tử; Cổng/Trang thông tin điện tử (có chức năng phục vụ công tác quản lý, điều hành cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 2 của xã).

Thực tiễn cuộc sống đã đúc kết, thông tin và truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng với người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Khi xây dựng chuẩn nghèo đa chiều quốc gia mới, 1 trong 5 chiều thiếu hụt là thiết hụt thông tin.

Bởi vậy, trong giai đoạn tới, theo ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, thời gian tới cần triển khai các nội dung bám sát, phù hợp với chương trình chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng vừa ban hành. Muốn giảm nghèo về thông tin phải gắn với chiến lược phát triển TT&TT, đặc biệt là chuyển đổi số.

"Đây là chương trình rất thiết thực với người dân, đặc biệt bà con nghèo ở vùng sâu xa, đặc biệt phổ cập dịch vụ Internet, phổ cập mạng di động. Cần đưa tiêu chí 80 – 100% dân số đạt chỉ tiêu này. Trong mục tiêu giảm nghèo cũng bám sát các chỉ tiêu này, xác định quy mô, số hộ nghèo có thể tiếp cận, đây là chỉ tiêu đầu vào", ông Đức nhấn mạnh.

Trong nội dung đề xuất chủ trương đầu tư, Văn phòng Nông thôn mới cũng đề xuất giao đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới thông minh.

Lê Thúy, Thu Hà, Lê Thúy, Hồng Khanh, Đức Yên, Anh Dũng, Nguyễn Lâm và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền chính sách tại Lai Châu

Huyện Than Uyên là một địa phương tiêu biểu của tỉnh Lai Châu trong phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới bà con dân tộc thiểu số.

Lớp học bảo tồn chữ viết người Dao ở Lai Châu

Những năm qua, huyện ủy Than Uyên, tỉnh Lai Châu xác định, bảo tồn chữ viết truyền thống của người dân tộc Dao là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn.

Bản cam kết đặc biệt giúp người Mông ở Than Uyên xóa bỏ hủ tục

Bản cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông” đã tạo ra một luồng gió mới, giúp thay đổi nhận thức vốn tồn tại lâu đời trong cuộc sống đồng bào người Mông tại Than Uyên, Lai Châu.

Lai Châu: Hành trình phục dựng lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Than Uyên

Từ năm 2023, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai tìm lại và phục dựng những điệu hát, múa, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông, với mong muốn bảo tồn và gìn giữ cho muôn đời sau, trong đó tập trung phục dựng lễ hội Gầu Tào.

Than Uyên bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, huyện Than Uyên đã sưu tầm, tổ chức phục dựng thành công 2 lễ hội của người Thái là Lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Kin Pang, duy trì các lễ hội Xòe chiêng, Lùng Tùng trong các dịp lễ, Tết. Nhiều sự kiện thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.

Người dân xã Đại Sơn cập nhật thông tin kịp thời nhờ truyền thanh cơ sở

Đều đặn 3 năm qua, công việc thường nhật của anh Ngọc Văn Hợp (SN 1989), cán bộ Đài truyền thanh xã Long Sơn bắt đầu từ 5 giờ sáng. Kiểm tra máy móc, vận hành hệ thống tiếp sóng phát thanh 3 cấp (T.Ư, tỉnh và huyện) và đọc bản tin đã được duyệt.

Cùng bàn cách gỡ khó, đẩy nhanh triển khai 3 nhiệm vụ mục tiêu quốc gia

Sáng 13/10, UBTV Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình MTQG trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Học trò vùng DTTS tiếp thu môn địa lý dễ dàng nhờ áp dụng công nghệ trong giảng dạy

Nhờ có phần mềm giảng dạy với những hình ảnh trực quan, sinh động mà những học trò các dân tộc Hà Nhì, Mông, Si La, La Hủ... ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả dễ tiếp thu môn địa lý hơn trước đây rất nhiều.

8.693 hộ nghèo và 905 hộ cận nghèo xây mới nhà ở

Đến hết tháng 9/2023, 25/26 tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 12.877 hộ, đạt 39,7% kế hoạch năm 2023 và 14% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Giảm nghèo bền vững: Chấm dứt các hình thức nghèo ở mọi nơi

Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều và đảm bảo tiêu chí thu nhập bằng cuộc sống tối thiểu.