Yên Dũng: Tích cực đào tạo nghề giúp người nghèo phát triển kinh tế

Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đang tích cực triển khai đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ, tay nghề và các kiến thức khoa học áp dụng vào sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Chị Đỗ Thị Liên, một học viên lớp học nghề nuôi và phòng trừ bệnh cho gia cầm mở ở thôn Liễu Đê, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng cho hay, vài năm nay, bên cạnh công việc đồng áng, gia đình chị kết hợp nuôi gà để bán tăng thêm thu nhập. Hiện, đàn gà nhà chị có khoảng hơn 100 con; nếu gà phát triển ổn định và khỏe mạnh thì khoảng 5 tháng gia đình sẽ xuất bán 1 lứa, trừ chi phí thức ăn gia đình cũng có chút dư giả.

Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm chăn nuôi và phòng bệnh nên đàn gà nhà chị rất hay bị bệnh, có thời điểm gà chết hàng loạt khiến chị mất ăn, mất ngủ. Gần đây, chị đăng ký tham gia khóa học nghề nuôi và phòng trừ bệnh cho gia cầm với mong muốn có thêm các kiến thức về vệ sinh chuồng trại, dinh dưỡng, phòng bệnh, trị bệnh giúp đàn gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất, hiệu quả và tăng thu nhập.

Lớp học nghề nuôi và phòng trừ bệnh cho gia cầm.

Chị Nguyễn Thị Lan, học lớp đào tạo nghề điện dân dụng ở xã Tư Mại, huyện Yên Dũng thì cho hay, trước đây chị làm việc ở một công ty may mặc, nhưng do điều kiện gia đình không có người chăm sóc mẹ già, con thơ nên chị đã xin nghỉ việc. Biết thông tin huyện đang triển khai dạy nghề miễn phí cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, chị Lan đã mạnh dạn đăng ký học với mong muốn có kiến thức và kinh nghiệm về đồ điện tử để mở cửa hàng bán đồ điện nhỏ tại gia đình.

Tham gia lớp học, chị được học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay trên các thiết bị điện quen thuộc hàng ngày gia đình vẫn sử dụng. Sau gần 1 tháng theo học, chị đã hiểu thêm kiến thức về các linh kiện điện tử, các mạch điện tử cơ bản và có thể sửa chữa những hư hỏng đơn giản của các thiết bị điện trong gia đình.

Được biết, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang đang tích cực triển khai công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động có thu nhập thấp… nhằm hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ tay nghề và các kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Vy, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho biết: Triển khai thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, ngay sau khi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có văn bản hướng dẫn, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị để thực hiện.

Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ được giao, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề. Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thực hiện kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện triển khai công tác dạy nghề trên địa bàn.

Huyện đã lựa chọn được 2 đơn vị đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nghề là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Dũng và Công ty TNHH MTV Chung Nga để mở các lớp đào tạo cho người lao động. Tổng số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người lao động có thu nhập thấp được đào tạo năm 2022 là 150 người. Trong đó: 01 lớp học nghề may công nghiệp: 01 lớp học nghề điện dân dụng và 03 lớp học nghề nuôi và phòng trừ bệnh cho gia cầm; mỗi lớp có 30 học viên.

Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các lớp đào tạo, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo đủ thời lượng dạy lý thuyết và thực hành, sao cho học viên sau khóa học có thể áp dụng ngay vào thực tế. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp tuyên truyền, tư vấn về việc làm sau khi được đào tạo để thu hút người lao động tham gia học nghề và làm việc tại các doanh nghiệp.

Ông Nghiêm Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Dũng cho biết, thời gian qua, trung tâm đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn đến từng hộ dân để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp và lợi ích thiết thực của việc học nghề đối với bà con. Điều tra, khảo sát, tham khảo nguyện vọng của người dân về ngành nghề muốn học để mở lớp dạy nghề cho phù hợp; đồng thời vận động những người đủ điều kiện đăng ký tham gia học nghề. Đơn vị cũng đưa các máy móc, thiết bị thực hành về để mở lớp học ngay tại thôn, xóm và bố trí thời gian linh hoạt, phù hợp với điều kiện của người dân để thuận tiện cho bà con tham gia các khóa học.

Hiện nay, đơn vị đang đào tạo 2 lớp cho người dân là nghề may công nghiệp và điện dân dụng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đơn vị thực hiện xây dựng giáo án mang tính thực tế cao để người học dễ vận dụng vào thực tế. Cử các giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm đứng lớp, tận tình hướng dẫn học viên thực hành. Đến nay, học viên tham giá các khóa học đã có thể tự sửa chữa các đồ điện trong gia đình như quạt máy, nối dây điện, lắp bóng điện… 

Bên cạnh đó, đơn vị cũng chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để đưa người học đến thực hành thực tế và liên hệ việc làm phù hợp cho học viên sau khóa đào tạo nếu có nhu cầu. Thời gian tới, đơn vị dự kiến sẽ mở thêm một số ngành, nghề đào tạo như điện tử công nghiệp, cơ khí… để người học có thêm nhiều lựa chọn học nghề và có thêm nhiều cơ hội việc làm.

Thúy Hồng, Lê Hạnh, Huy Phúc

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.