Giảm nghèo từ những mô hình kinh tế hiệu quả

Cùng với cà phê, hồ tiêu và sắn, chuối Mật mốc đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là người Pa Cô – Vân Kiều sinh sống tại các bản làng ở Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Xóa đói, giảm nghèo bền vững là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta xuyên suốt quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Sự “thay da, đổi thịt” của rất nhiều địa phương đi đôi với hành trình xóa đói, giảm nghèo của đất nước, nhằm bảo đảm quyền con người và thực hiện các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc.

Cùng với cà phê, hồ tiêu và sắn, chuối Mật mốc đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là người Pa Cô – Vân Kiều sinh sống tại các bản làng và huyện vùng cao Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Chuối Mật mốc trồng tại đây ít sâu bệnh, quả to tròn, chất lượng ngon nên được nhiều thương lái tới thu mua.

Thương hiệu chuối Hướng Hóa càng được khẳng định

Làm giàu trên quê hương

Ông Hồ Khưa, chủ tịch Hội nông dân xã Thanh, huyện Hướng Hóa, phấn khởi cho biết, đây là mô hình xóa đói, giảm nghèo hiệu quả tại địa phương. Hiện nay, xã biên giới đại ngàn Trường Sơn này có 800 hộ dân với trên 4.000 nhân khẩu trồng chuối Mật mốc. Riêng gia đình ông cũng trồng hơn 500 gốc. Hai năm gần đây, mặc dù xuất khẩu ra nước ngoài có thời điểm tạm ngưng do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng gia đình ông vẫn thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thậm chí, còn có người tìm đến gia đình ông để hỏi mua giống chuối và học hỏi kinh nghiệm từ ông để về trồng theo.

Với quyết tâm lập nghiệp bằng nghề nông từ nhỏ, ông Khưa luôn ước sẽ làm giàu thành công trên chính mảnh đất quê mình. Ông thường xuyên tìm hiểu và nghiên cứu những giống cây nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Ngoài cây chuối, gia đình ông đi tiên phong trong việc trồng cây cao su theo chủ trương của huyện. Hai hecta cao su ông trồng đang bắt đầu cho mủ. 

Gần đây, ông còn trồng thêm 5 sào cây dược liệu cà gai leo (tên quốc tế Solanum procumbens). Bên cạnh tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất, ông Khưa tiếp tục phát triển nhân rộng mô hình. Ông cũng sẵn sàng hỗ trợ bà con trong xã đến thăm quan học tập. Trang trại tổng hợp của gia đình ông trở thành mô hình mẫu để bà con người dân tộc thiểu số trong vùng đến học tập kinh nghiệm.

Rời trang trại của ông Hồ Khưa, xuyên qua những cánh rừng già, tới các bản làng trên dãy Trường Sơn, nơi đâu cũng dễ nhận thấy cuộc sống người dân địa phương đã được cải thiện rất nhiều nhờ thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Dọc hai bên đường Hồ Chí Minh mọc lên nhiều trường học cao tầng, trạm y tế, trung tâm học tập cộng đồng và trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Các thôn, bản đã tổ chức tốt công tác định canh, định cư, phát triển sản xuất, do đó đời sống của đồng bào từng bước được nâng lên. Theo số liệu của huyện Hướng Hóa, tỷ lệ hộ làm ăn khá, giỏi tại địa phương ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 2,5-3%, các xã và thôn đặc biệt khó khăn giảm trên 5%/năm.

“Hiện tượng nông nghiệp” Sơn La

Không chỉ huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo cũng rõ nét tại các vùng miền núi, biên giới trên cả nước, nhất là khu vực phía Bắc. Tỉnh Sơn La có diện mạo mới, trở thành “hiện tượng nông nghiệp”, trung tâm sản xuất, chế biến rau, quả lớn nhất vùng Tây Bắc. Các hộ dân cam kết tuân thủ, thực hiện theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp cho sản xuất, chế biến rau quả.

Trước đây, đời sống người dân trong vùng vô cùng khó khăn, thiếu thốn trăm bề do chỉ biết phát nương, làm rẫy, cuộc sống chỉ quanh quẩn với cây ngô, củ sắn nên thường trong tình trạng thiếu ăn. Từ khi cây mận hậu bén duyên với mảnh đất này, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với những cây trồng kém hiệu quả trước đây, người dân có cuộc sống đủ đầy hơn.

Ông Tráng Lao Khai, Trưởng bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu cho biết, sau khi trồng mận, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Một số người trở thành triệu phú và tỷ phú.

Cuộc sống mới của người dân Quảng Trị hay Sơn La và rất nhiều địa phương miền núi, biên giới, hải đảo trên cả nước đi đôi với hành trình xóa đói, giảm nghèo của đất nước. Theo đại diện Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Việt Nam đã tám lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, liên kết vùng được ưu tiên đầu tư, nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn để xây dựng nông thôn mới.

Tuấn Anh, Hoàng Giang, Bích Hạnh

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.